Nhà hảo tâm MẠNH THƯỜNG QUÂN

Nhà hảo tâm MẠNH THƯỜNG QUÂN

Mạnh Thường Quân là tước phong của Điền Văn , cha là Điền Anh Tướng Quốc nước T62, thời Tề Tuyên Vương (năm 319 đến 301 trước công nguyên).

Nối nghiệp cha làm Tướng quốc nước Tề.

Theo Chiến Quốc sách : Mạnh Thường Quân nuôi trên 3.000 thực khách, chia làm 3 hạng : truyền xá, hạnh xá và đại xá (hạ khách, trung khách và đại khách).

Tần Chiêu Tương Vương của nước Tần nghe tiếng Mạnh Thường Quân là người hiền nên sai sứ giả sang Tề mời ông sang Tần thăm hỏi, vì Tần xảo trá không lường, nên có cả ngàn người ngăn cản, nhưng ông không nghe . Khi Tô Đại vào, Mạnh Thường Quân liền bảo : “Ông về đi, đừng can ta nữa, vì chuyện thế gian a biết cả rồi, trừ chuyện quỉ thần “.

Tô Đại đáp : “ Thưa Tướng quốc, tôi đến đây xin trình bày với ngài một chuyện quỉ thần “.

Mạnh Thường Quân bảo : “Được”.

Tô Đại trình bày : “ Vừa rồi khi đi qua sông Tri Thượng, tôi có nghe hai pho tượng ở miếu thờ bên sông tranh cải nhau .

Tượng gỗ bảo tượng đất : “ Nhà ngươi thật là vô dụng, nếu nước sông Tri dâng lên to, thì ngươi sẽ bị rã rời, tan nát ra mất ! Còn ta thì thiên thu “ >

Tượng đất cải lại rằng : “ Chính nhà ngươi mới thật là vô dụng, vì ta nếu có bị rã ra thành đất thì cũng ở tại nơi quê cha, đất tổ, nơi đã sinh rat a. Còn ngươi khi nước dâng to lên, nước sẽ cuốn ngươi trôi nổi, bềnh bồng, ngày mai không biết về đâu ?”.

Mạnh Thường Quân nghe xong bảo : “ Ta biết rồi, không qua Tần nữa “.

Vì Vua Tần rất muốn được Mạnh Thường Quân, bèn cử em của mình là Kinh Dương Quân Lý , sang làm con tin ở Tề, xin đổi Mạnh Thường Quân sang Tần .

Khi Kinh Dương Quân đến. Vua Tề nghe theo lời khuyên của Khuông Chương nên nói với Kinh Dương Quân rằng : “ Nay quả nhân sai Mạnh Thường Quân sang bên thượng quốc, triều bái Vua Tần, há dám phiền quí nhân làm con tin “.

Rồi Mạnh Thường Quân cùng hơn ngàn môn khách, đem trăm cổ xe đưa Kinh Dương Quân về yết kiến Vua Tần, ông có áo hồ cừu long trắng dài 2 thước (4 tất), sắc trắng như tuyết, của quí có một không hai, dung làm lễ riêng đem dâng Vua Tần. Chiêu Vương đem vào cung khoe với nàng Yên Cơ, rồi đem cất vào kho, vì bây giờ là mùa hè.

Quan Tướng quốc Vu Lý Tật sợ Mạnh Thường Quân được Vua Tần tin dung, mình sẽ bị thất sủng, nên đã nói dèm : “ Mạnh Thường Quân ở Tần đã hơn tháng, khách đem theo hơn nghìn người , đều biết hết việc lớn nhỏ của Tần, nếu nay để cho về tất có hại cho Tần, chi bằng giết đi, sớm trừ hậu hoạ “.

Vua Tần gnhe theo lời, đưa Mạnh Thương Quân ra dịch quán, để rồi tìm cách sát hại.

Khi Kinh Dương Quân được Mạnh Thường Quân đưa về Tần, Mạnh Thường Quân tặng nhiều của cải lấy làm cảm kích, hai người thường gặp gở trao đổi, ăn uống, nhờ vậy khi nghe được âm mưu của Vua Tần ám hại Mạnh Thường Quân. Kinh Dương Quân bèn nói rõ cho Mạnh Thường Quân biết , đồng thời bày kế là : “ Trong cung có nàng Yên Cơ được Vua Tần yêu dấu, nên nói gì được nấy, ông có gì quí, tôi sẽ dâng lên cho Yên Cơ, nhờ nàng nói giúp sớm tha cho ông về nước, thoát hoạ.

Mạnh Thường Quân đem đôi ngọc bích cùng ngàn cân vàng nhờ Kinh Dương Quân lo dùm.

Nàng Yên Cơ nói : “Vàng ngọc, châu báu ta thiếu gì , ta đâu cần thêm chi nữa, nếu hắn tặng ta chiếc áo hồ cừu trắng, ta sẽ nói giúp cho “.

Nhưng Mạnh Thường Quân chỉ có một cái áo duy nhất đó đã đem dâng cho Vua Tần rồi , bây giờ tìm đâu cho ra chiếc thứ hai ? Hỏi ý đám môn khách, ai nấy đều im không đáp. Cuối cùng có một môn khách lên tiếng là có thể kiếm được.

Mạnh Thường Quân hỏi : “ Túc hạ có kế gì kiếm được loại áo hồ cừu ấy ? “.

Môn khách đáp : “ Chỉ có cách lấy trộm thôi và tôi có thể trộm được :.

Môn khách đó đợi  đêm đến, mặc áo quần giả hình con chó, rồi chui qua cống nhỏ, lẻn vào kho, giả làm tiếng chó cắn. Người giử kho nghe, thấy cho là chó theo cái cắn nhau, không ngờ người khách đợi kẻ giử kho ngủ say lẻn vào kho , tìm khoá mở tủ lấy áo hồ cừu trắng đem về. Mạnh Thường Quân được áo liền nhờ Kinh Dương Quân đem dâng cho nàng Yên Cơ.

Yên Cơ được áo rất vui, nhân đêm khi hầu Vua uống rượu, nàng bèn nói : “ Thiếp nghe nói Mạnh Thường Quân là người hiền trong thiên hạ, sao bệ hạ không dung mà định giết ông ta. Như vậy sẽ mang tiếng hãm hại người hiền, thiếp e kẽ sĩ trong thiên hạ không ai còn dám đến giúp Tần nữa ! “.

Vua Tần nghe, lấy làm phải, hôm sau cấp giấy cho Mạnh Thường Quân về nước.

Trong đám môn khách có người khéo làm giả giấy tờ đổi tên họ của Mạnh Thường Quân ở trong giấy trạm ngay trong đêm ra cửa Hàm Cốc. Trong lúc chờ trời sang , gấp đi e sợ bị bắt lại, bỗng trong đám môn khách có tiếng gà gáy, rồi gà quanh xóm gáy rộ theo. Viên quan giử Trạm  tưởng trời sáng thật , vội mở cổng xét giấy cho qua Trạm . Mạnh Thường Quân cùng đám môn khách vội vã lên đường.

Mạnh Thường Quân nói : “ Nay ta thoát khỏi miệng hùm là nhờ kẻ trộm, chó cắn, gà gáy là vậy “. Các thượng khách từ đó không dám khinh nhờn những hạ khách nữa.

Hôm sau, Vu Lý Tật nghe nói Mạnh Thường Quân được tha về nước, ông vội vả vào triều  tâu với Vua Tần rằng : “ Nếu Chúa công không giết Điền Văn đi, thì nên giử lại làm con tin, sao lại tha cho hắn về nước ? “

Vua Tần lấy làm hối, lập tức sai người đuổi theo, nhưng đã trễ , nhưng Mạnh Thường Quân đã đi xa rồi.

Vua Tần than rằng : “ Mạnh Thường Quân có cái cơ mưu quỉ thần bất trắc, thật là bậc hiền sĩ hiếm thấy trong thiên hạ vậy “.

Mạnh Thường Quân thoát ra khỏi cửa Hàm Cốc, trên đường về phải qua Triệu, được Bình Nguyên Quân Triệu Thắng ra đón, người nước Triệu vốn nghe tiếng Mạnh Thường Quân nhưng chưa biết mặt , nên chen nhau đi xem, thấy Mạnh Thường Quân nhỏ con, lại lùn tịt nên cười cợt, chế nhạo.
Đêm ấy những người cười cợt Mạnh Thường Quân đều bị mất đầu. Bình Nguyên Quân biết là đám môn khách của Mạnh Thường Quân rat ay, nhưng không dám hỏi đến .

Khi Mạnh Thường Quân qua Tần. Vua Tề Mân Vương rất lo, nhưng khi thấy tìm cách trốn về được cả mừng , dung làm Tướng quốc như củ.

Từ đó khách theo về ngày càng đông, trong số đó có Phùng Hoan thân hình cao lớn, mặc áo rách, đi dép cỏ , tự giới thiệu là người nước Tề .

Mạnh Thường Quân hỏi : “ Khách có tài năng gì ? Thích gì ? “.

Phùng Hoan đáp : “ Tôi chẳng có tài năng gì, cũng không thích gí “.

Mạnh Thường Quân cười rồi nhận, bảo được. Kẽ tả hữu Phủ Tướng quốc thấy chủ mình khinh rẽ người khách đó nên xếp Phùng Hoan vào hạng Truyền xá (hạ khách), hạng nầy ở ngoài sân ăn rau cỏ.

Đến cuối kỳ , Trưởng Truyền xá báo cáo lên Tướng quốc về chi tiêu, đồng thời tiến cử những người có tài nghệ để Phủ Tướng quốc sắp xếp công việc . Riêng Phùng Hoan khi ăn xong gõ nhịp kiếm vào bát mà hát :” Kiếm dài ơi ! về đi thôi ! ăn không có cá !”.

Mạnh Thường Quân bảo : “  Dọn cá cho ông ấy “.

Từ đó Mạnh Thgường Quân được xếp vào hạng Hạnh xá (trung khách). Được ít lâu, khi ăn xong ông ta lại gõ kiếm hát :”Kiếm dài ơi ! về đi thôi ! đi không có xe !

Kẻ tả hửu đều cười, Trưởng Hạnh xá, báo với Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân bảo cấp x echo ông ấy.

Được ít lâu sau, Phùng Hoan lại gõ kiếm hát :” Kiếm dài ơi ! về đi thôi ! không có gì gởi về nhà ! “ Kẽ tả, hữu đều ghét về sự tham lam của hắn ta, không biết thế nào là đủ.

Mạnh Thương Quân gặp Phùng Hoan hỏi :” Nhà con ai ? mả người cần tiền gởi về “

Phùng Hoan đáp :” Còn mẹ già “ Mạnh Thường Quân cho người chu cấp cho mẹ già của Phùng Hoan đầy đủ. Kể từ đó Phùng Hoan không còn gõ kiếm hát nữa, nhưng mỗi khi ra ngoài đến bạn bè chơi , ông đều giơ cao kiếm nói :” Mạnh Thường Quân đã đãi ta vào bậc thượng khách “.

Những người được xếp vào bậc Đại xá (thượng khách) là người học rộng, tài cao, kinh ban tế thế, thay mặt Tướng quốc lo việc quốc gia đại sự.

Hằng năm số bỗng thu ở Ấp Tiết (ấp thực phong của Mạnh Thường Quân) không đủ cung cấp cho Phủ Tướng quốc, nên phải cho nhân dân ở Ấp Tiết vay để có thêm tiền chi dung. Đến kỳ thu nơ cuối năm, Mạnh Thường Quân hỏi các môn khách :”Ai có thể thay ta đến Ấp Tiết thu nợ được đây ? “.

Kẻ tả hữu ghét Phùng Hoan nên cử ông ta đi, thử xem có làm được trò trống gì không .
Mạnh Thường Quân tưởng thật, hỏi Phùng Hoan :”Tiên sinh có thể thay ta đến Ấp Tiết thu nợ giúp ta được không ? “.

Phùng Hoan đáp :” Được, nhưng khi thu xong, tôi cần mua sắm những thứ gì mang về đây ?”.

Mạnh Thường Quân bảo :” Tiên sinh xem nhà ta còn thiếu thứ gì, thì mua thứ đó !”

Thế rồi Phùng Hoan dong xe đến Ấp Tiết sai viên thư lại , gọi dân chúng đến khoản đãi rượu thịt , ăn uống no say, rồi đối chiếu sổ nợ xong xuôi . Phùng Hoan đứng dậy thác lời Mạnh Thường Quân cho hết số nợ , đốt hết các tờ khoán đi . Dân chúng thích chí , tung hô vạn tuế .  Phùng Hoan cùng đoàn tuỳ tùng dong x era về.

Có kẽ đem vụ việc Phùng Hoan xoá hết nợ cho dân ở Ấp Tiết (bằng cách đốt sổ nợ) báo ngay cho Mạnh Thường Quân, nên khi Phùng Hoan vừa vào gặp. Mạnh Thường Quân liền hỏi :”Tiên sinh đi công cán về có mệt lắm không ? Đã mua được nhưng gì cho ta đấy ?”

Phùng Hoan đáp :” Cũng thường thôi ! Tôi thầm nghị trong Phủ của ngài có trên 3.000 môn khách : Hạ khách ăn đủ no, trung khách ăn có cá thịt, thượng khách có xe đi. Trong kho chất đầy châu báu , ngoài chuồng đầy ngựa, chó, hậu đình chật cả mỹ nữ. Xét thấy ngài chỉ còn có thiếu NGHĨA mà thôi, nên tôi đã trộm phép mua NGHĨA về cho ngài “.

Mạnh Thường Quân hỏi :”Mua NGHĨA là mua làm sao ? “.

Phùng Hoan thưa :” Này, này tôi xin trình bày ngài rõ : Hiện nay giửa ngài và Thái tử bất đồng chính kiến , vì ngài thì tôn lập dòng đích, còn Thái tử là con dòng thứ, do Chúa công (Vua Tề) yêu Thứ phi nên lập con bà thứ lên ngôi Thái tử. Néu mai đây khi Chúa công trăm tuổi , Thái tử lên thay, thì lúc ấy ngài sẽ về đâu ? Trong khi Ấp Tiết là ấp thực phong của ngài, thế mà ngài lại cho dân chúng vay lấy lãi cao, đánh thuế nặng, ngài đã không dỗ dề yêu dân, lại đi cướp cái lợi của dân, nên tôi thác lời của ngài ra lệnh cho dân hết số nợ, rồi đốt  các tờ khoán, dân chúng hoan hô ngài vạn tuế, tôi đã mua NGHĨA về cho ngài là như thế !”

Mặc dù nghe nói thế, nhưng trong lòng Mạnh Thường Quân không vui, miễn cưỡng bảo : “ Tiên sinh mệt rồi, thôi hãy về nghỉ đi “.

Khoảng hai năm sau Vua Tề mất, Thái tử lên thay, công việc trước tiên là vời Mạnh Thường Quân vào bảo :” Quả nhân không dám dung bề tôi của Tiên vương làm bề tôi của mình “.

Thế là Mạnh Thường Quân bị đuổi về Ấp Tiết. Khi ông về còn cách trăm dặm đã thấy dân Ấp Tiết kẽ già, người trẻ bồng bế dắt nhau đón rước tung hô đầy đường.

Mạnh Thường Quân quay lại bảo Phùng Hoan :” Tiên sinh mua NGHĨA cho ta, mãi đến giờ ta mới thấy. Nhung Văn nầy chưa ở tệ với các kẽ sĩ, sao bây giờ trước mặt ta, sau lưng ta không còn ai hết ?”.

Nghe nói thế, Đoàn Thập Tử dừng xe lên tiếng :” Sao ngài làm Tướng quốc mà tầm thường quá vậy. Xin thưa với ngài : Buổi sang cái chợ nó đông không phải vì người ta yêu cái chợ, buổi trưa cái chợ nó thưa  không phải người ta ghét cái chợ, nhưng vì những nhu cầu cần thiết lúc nầy không còn nữa, nên người ta ra đi thôi > Đó là tình đời đấy ngài ạ ! “

Phùng Hoan tiếp :” Thỏ khôn phải có 3 hang mới có thể thoát chết được, nay chỉ có 1 hang chưa thể gối cao mà ngũ yên được. Nếu tôi có 500 cân vàng, sẽ vì ngài đào thêm 2 hang nữa “.

Mạnh Thường Quân liền cấp cho Phùng Hoan năm mươi cổ xe, năm trăm cân vàng : tuỳ nghi tiêu dụng. Phùng Hoan qua phía Tây du thuyết, dung số vàng nầy lo lót cho các kẽ tả hữu, để được đưa vào yết kiến Tần Vương.
Phùng Hoan thưa :” Tâu Đại Vương, nước Tần khốn đốn với Tề vì có Mạnh Thường Quân , nay Vua Tề đuổi Mạnh Thường Quân về Ấp Tiết, nếu nước nào đón trước được ông ấy thì có thể làm bá chủ chư hầu “.

Vua Tần nghe vậy, nhân Vu Lý Tật vừa mới mất, chức Tướng quốc còn trống, nên liền sai sứ mang một ngàn cân vàng, một trăm cổ xe  sang đón Mạnh Thường Quân. Phùng Hoan dong ngựa về trước, khuyên Mạnh Thường Quân :” Ngàn cân vàng là vật lễ trọng, trăm cổ xe  là chức tước sang, nhưng nếu ngài nhập Tần người đời sẽ chê cười ngài bất trung với nước. Tôi sẽ về Tề lấy lại chức Tướng quốc cho ngài “.

Phùng Hoan vào triều tâu với Vua Tề rằng :” Tại sao Chúa công cho Mạnh Thường Quân về Ấp Tiết, ông ta vừa mới ra khỏi thành, dân chúng Ấp Tiết : giá trẻ, trai gái dắt díu nhau đi xa hang trăm dặm đón rước tung hô rợp trời. Nếu ông ta trở lòng ( làm loạn ) thì Chúa công tính sao đây ? “.

Tề Vương bảo :” Ông ta không trở lòng đâu “.

Phùng Hoan tiếp :” Nếu ông ta không trở lòng, nhưng ông ta đã làm Tương quốc nước Tề nhiều năm, biết được mọi điều bí mật của quốc gia . Nay nếu có nước nào đến rước ông ta thì nước Tề nguy mất “.

Tề Vương hỏi :” Như vậy phải tính sao đây ?”.

Phùng Hoan thưa :” Theo ý của thần là nên giết ông ta để trừ hậu hoạn “.

Vua Tề bảo :” Mạnh Thường Quiân đã về Ấp Tiết, quân triều đình làm sao vào được bây giờ ? “.

Kế đó Vua Tề hay tin sứ thần của nước Tần 3 lần đến Ấp Tiết để đón Mạnh Thường Quân. Vua Tề cả sợ , vội triệu Phùng Hoan vào.

Phùng Hoan tâu :” Nếu không giết được Mạnh Thường Quân, Chúa công nên viết thư tạ lỗi, mời ông ta về triều nhận lại tướng ấn, nếu chậm trễ nước Tần rước đi thì nước Tề nguy mất “.

Vua Tề khen phải, cử Phùng Hoan mang một ngàn cân vàng, hai cổ xe bốn ngựa, một thanh gươm của Vua ban và một phong thư tạ lỗi với Mạnh Thường Quân.

Thư rằng : Quả nhân gặp vận bất tường, quỷ thần, tôn miếu giáng hoạ nên đắc tội với ông. Quả nhân còn nhỏ, xin ông hãy nghĩ hãy nghĩ đến Tiên vương tôn miếu, về nước giúp Quả nhân trị nước, an dân.

Mạnh Thường Quân về làm Tướng quốc như củ, những môn khách trước bỏ đi, nay lại quay về.

Mạnh Thường Quân bảo Phùng Hoan rằng :” Nay nhờ sức của tiên sinh, ta được phục chức, tưởng các môn khách chẳng còn mặt nào trông thấy Văn nữa thì phải ?”

Phùng Hoan đáp rằng :” Vinh nhục, thịnh suy là lẽ thường ở đời, giàu sang lắm kẽ tìm đến cầu thân, nghèo hèn chẳng ai buồn nhìn, đó là việc thường tình, ngài còn ngại chi điều đó. Nay tôi đã đào xong cho ngài ba cái hang, nay ngài có thể gối cao, ngủ yên , sống vui và tha thứ. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình.

Mạnh Thường Quân gnhe theo, đón tiếp môn khách như xưa. Ông làm Tướng quốc mấy mươi năm không gặp một cái hoạ nhỏ nhặt nào cả, đều là nhờ mưu của Phùng Hoan vậy.

Góc cuộc sống