Hồi 76: Hơi Men Dẫn Họa
Hồi 76: Hơi Men Dẫn Họa
Dẫn đầu một tên đại hán, mặt bóng như đồng đen, mày rô mắt lộ, vận quần áo màu huyền, tay cầm hai thanh sắt lớn.
Bọn hán tử vừa ngó thấy anh em Trùng Dương liền rập nói lên:
– Đó tên đứng sau là kẻ đã lừa lão Tra Tam nghe hát không trả tiền đó. Còn đạo sĩ kia là sư huynh của hắn cũng là kẻ đã lấy tiền liệng thủng mặt bàn trong tửu quán đó.
Tên đại hán mặc áo màu huyền liếc xéo hai anh em Trùng Dương đoạn khẽ hất hàm:
– Hai người anh em kia. Các người quá giang thuyền nào đến đây vậy?
Nguyên tên đại hán này là kẻ xưng bá tại Thành đô, tên gọi Đơn Chí Hồng biệt hiệu Hắc Ban Báo, đôi tay khỏe như trâu nước, vốn là kẻ xuất thân trong chốn lục lâm. Sau cấu kết với bọn bán muối lậu, làm giàu. Bấy giờ mới bỏ nghề, tậu được trang viện to lớn ở Thành đô.
Hắn ta dựa vào thế lực hắc đạo tạo lập phái Bào Ca thế lực bao trùm toàn giới thương thuyền, khách thuyền xuôi ngược Xuyên Tây bầu hắn ta làm thủ lãnh.
Bào Ca là một tổ chức sống trong của xã hội Tứ Xuyên, nguyên ủy của nó vốn đã rất lâu đời. Từ triều đại nhà Đường, dọc dài các đại giang Tứ Xuyên, Trùng Khánh xuất hiện một hội bán công khai, thật ra đầu tiên cũng chỉ là một ổ chuyên buôn muối lậu, kết dây kết cách mà thành. Sau lần lần số người gia nhập càng đông thu hút gồm cả các hạng người phức tạp. Lâu dần biến thành Bào Ca hội.
Bào Ca hội thành phần rộng rải to lớn bao gồm cả xa, chuyển vận tải đường bộ, khách điếm tửu lầu, cho đến các giới thượng lưu sinh hoạt y khoa bói tướng hầu hết đều có chân không sót.
Họ chịu sự sai khiến và bảo bọc của bọn thủ lãnh Bào Ca và lẽ tự nhiên mồ hôi nước mắt đổ ra hằng ngày cũng phải dè xẻn để cung cấp cho bọn cầm đầu.
Kể cả các giới thượng lưu cũng đều phải cung dâng như thế. Song cũng để bù đắp lại, mỗi khi có kẻ dữ hành hung, thì lãnh tụ Bào Ca đứng ra gánh chuyện bất bình. Vì lẽ đó mà việc tốn hao phủ phụng họ cũng không tiếc mấy.
Châu Bá Thông tại Túy Tiên lầu gây sự, làm cho cha con Tra lão Tam oán hận, đem chuyện thưa lại với Hắc Ban Báo Đơn Chí Hồng, gã này nổi nóng dẫn tay chân bộ hạ, thanh thế hùng dũng tìm đến chỗ ngụ của hai anh em Châu Bá Thông để mà vấn tội.
*****
Bọn hát dạo gian xảo không dám hò hét gì hết để cho hai người ngang nhiên bước ra khỏi quán, chỉ biết lấy mắt trừng trừng ngó theo cho tới khi mất hút.
Về tới khách điếm, Trùng Dương vào phòng ngồi xuống, lúc bấy giờ hơi giận lộ đầy sắc mặt:
– Sư đệ! Hãy nói cho biết, quy củ của Toàn Chân giáo, sư đệ hôm nay đã phạm vào điều giới luật nào?
Châu Bá Thông từ bao nhiêu năm nay ở cận Trùng Dương, chưa thấy lúc nào sư huynh mình giận dữ như vậy, chàng chỉ còn có nước quỳ bừa trên mặt đất cúi đầu.
Trùng Dương trầm giọng chậm rãi từng tiếng:
– Sư đệ, ngăn cấm việc uống rượu, không phải ta có ý tước đoạt luôn cả một chút ưa thích duy nhất trong đời của sư đệ.
Nhưng, người xưa còn nói: “Việc ăn uống muốn được đức độ hòa nhã, thì tửu lượng không được lạm dụng”, mà việc uống rượu của sư đệ thì lại không có lúc ngưng, không có nơi giới hạn, vì vậy ta mới không bằng lòng. Sư đệ cứ nghĩ lại, vừa rồi cũng chỉ vì uống rượu, mà làm một việc xấu trước đám đông người. Một con người dầu có bị rượu say, cũng không thể nào mất đi bản tính của con người được, nếu như sư đệ hành hung rất dễ dàng gây án mạng đến lúc đó, tội của sư đệ há chẳng thêm nhiều, oan nghiệt tạo ra há chẳng chồng chất nặng nề hơn nữa hay sao?
Những lời đạo nghĩa nghiêm trang ấy đã làm cho Bá Thông cúi đầu câm lặng không dám hé môi.
Đang lúc Trùng Dương đang cố tìm mọi cách dạy dỗ em mình, thì bỗng nghe ngoài cửa điếm có tiếng ồn ào la hét, trong đó có một giọng nói hung hăng:
– Thằng nhỏ kia! Mi muốn sống hay muốn chết! Cái tên đạo sĩ ấy ở phòng nào? Nói mau lên?
Tiếp theo là giọng nói của người làm công trong khách điếm:
– Dạ thưa gia gia, tiểu nhân xin dẫn đường đây. Người đạo sĩ ấy họ Vương ngụ ở trong phòng đó.
Toàn Chân giáo chủ nghe bước chân rầm rập bên ngoài với tiếng ồn ào lộn xộn, thì biết kế đến không phải một, mà ít nhất cũng ba bốn chục người, ông bèn lập tức quát bảo Bá Thông:
– Đứng dậy!
Châu Bá Thông vội vã đứng lên, hai anh em cùng bước ra ngoài.
Vừa ra khỏi cửa, thì thấy một bọn người đã tràn tới tấp nập.
Họ toàn là những thanh niên mạnh khỏe, vận áo ngắn, độ hơn ba mươi người, kẻ cầm đao thương người cầm côn bỗng, hùng hùng hổ hổ xông tới.
Tứ Mã Kiều đi tới.
Tứ Mã Kiều là nơi trú ngụ của Tư Mã Tương Như thuở trước. Vốn là bậc phong lưu văn vật, thuở xuân sanh đã lại Thành đô gẩy khúc Phượng Cầu Hoàng rung động Trác Văn Quân.
Người đời đã lấy đó truyền thành giai thoại.
Về sau, hai vợ chồng Tương Như lại mở một quán rượu tại Tứ Mã Kiều do Trác Văn Quân đích thân đứng bán, mở đầu cho nơi này một không khí tài tử văn chương, vì thế mà từ đó trở đi, dọc giải Tứ Mã Kiều những người có óc kinh doanh buôn bán không hẹn mà cũng dựng lên rất nhiều tửu quán.
Trùng Dương vừa đến Túy Tiên lầu chợt thấy thiên hạ bu quanh trước cửa dòm xem náo nhiệt.
Bên trong thì lắm tiếng ồn ào, biết rằng đã có chuyện xảy ra, bèn vội vàng vẹt người bước vào đúng vừa lúc Châu Bá Thông ấu đả với bọn người hát dạo.
Châu Bá Thông tuy lỗ mãng kỳ khôi nhưng rất sợ sư huynh, nên khi thấy Trùng Dương là anh ta tỉnh hẳn.
Trùng Dương bước tới cười gằn:
– Sao đệ cao hứng dữ a? Đã uống rượu say rồi lại còn đánh lộn nữa chứ?
– Không đánh lộn. Tiểu đệ không có say rượu mà cũng không có đánh lộn nữa.
– Không đánh lộn. Vậy chớ người ta vây sư đệ lại chi vậy?
Châu Bá Thông bào chữa:
– Sư huynh, cái đó… cái đó… là họ ăn gian tiền của đệ đấy.
Rồi chàng bèn đem hết việc tên đánh xe ngựa “xẻ” và việc cha con người hát dạo đòi tiền thuật lại cho sư huynh nghe, nhưng còn khúc sau, khúc làm ma làm quỷ với thiên hạ thì anh ta giấu tuốt.
Trùng Dương nghe kể chuyện, vừa giận vừa tức cười, bèn móc túi lấy một xâu tiền ước độ hơn hai trăm chìa về phía lão già hát dạo:
– Đừng có mà om sòm, lấy tiền đi đi.
Lão già đánh đàn cười ra mặt, thò tay định lấy.
Trùng Dương thấy bọn tham lam, cả giận nói:
– Này, đi đi!
Vừa nói vừa ném xâu tiền lên bàn, chỉ nghe tiếng khua rổn rẻng, xâu tiền đã xuyên lủng mặt bàn, đổ văng tung tóe trên mặt đất, bọn người vây quanh xem thấy thế há hốc mồm kinh hoảng!
Trùng Dương nắm tay áo Bá Thông kéo đi:
– Sư đệ chúng ta đi thôi!
Bọn họ hốt hoảng la lên:
– Ối ối! Tên này có phép yêu. Tên này có phép yêu!
Châu Bá Thông tính đùa cợt của trẻ nít lại nổi lên, cười ha hả:
– Lão gia có phép yêu đấy. Tên nào đụng tới chân lông của lão gia thì lập tức rơi đầu.
Và nhận thấy bên cửa sổ có để một chậu bông lớn, Châu Bá Thông làm cho bọn họ hết hồn chơi, bèn xòe bàn tay khẽ quạt về phía đó một cái, chưởng phong ùa tới hất chậu bông văng xuống đất bể tan như cám.
Chúng nhân cả kinh không dám xông vô, luôn cả bọn tiểu nhị cũng run cầm cập.
Đám hát dạo dang ra chung quanh, lấy tay chỉ chỏ, chửi Châu Bá Thông là đồ yêu đồ quỷ ran trời ran đất.
Châu Bá Thông thấy bộ dạng của họ bắt tức cười, đang định giở trò trêu ghẹo nữa, chợt nghe sau lưng nổi lên một giọng trầm trầm:
– Sư đệ!
Châu Bá Thông day lại, thấy chưởng giáo sư huynh đang vẹt người bước tới.
Chàng ta hốt hoảng, trống ngực đập lên thình thịch, luống cuống nói không ra tiếng:
– Sư huynh? Anh… anh… làm sao đến đây?
Nguyên vì Trùng Dương ngồi ở trong phòng tỉnh tọa vận công một lát, không thấy Châu Bá Thông trở vào trong lòng ngờ vực nghĩ thầm:
– Lạ, Châu sư đệ lúc nãy nói đi đại tiện sao lâu quá không thấy trở về vậy cà. Chẳng lẽ…
Ông bỗng sực nhớ việc xin đi uống rượu, chợt giật mình thầm nghĩ thế nào hắn cũng lén đi rồi, bèn lật đật đứng dậy bước ra.
Đối với Châu Bá thông, Trùng Dương có rất nhiều kỳ vọng, ông mong sẽ vì phái Toàn Chân mà đem Nhất Dương Chỉ, một môn học bí truyền, và Thiên Oa Bắc Đẩu trận, một trận đồ tuyệt nghệ của bản môn mà truyền thụ cặn kẽ cho người sư đệ của mình, để làm rạng rỡ tông phái.
Cho nên không muốn chàng vì bị rượu mà tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, những cái thường tình trong thiên hạ.
Không dè Châu Bá Thông không nghe lời lén trốn đi chơi làm cho Trùng Dương vừa giận vừa buồn, bèn bỏ việc luyện công, vội vã ra khỏi khách điếm, đi riết ra đại lộ.
Đối với Thành đô, Trùng Dương là một người rất quen đường thuộc lối, biết rằng địa phương này rất nhiều quán rượu, nhưng Châu Bá Thông mới đến nơi đây chưa biết được nhiều, nhất định sẽ phải đến nơi náo nhiệt nhất. Bèn nhắm hướng có luật, không phải muốn quịt ai cũng được đâu nhé.
Lão già vừa nói mấy câu, bỗng có tên hán tử đồng bọn hát thuê tràn xuống, la ó lên:
– Tra lão Tam, kẻ nào nghe hát không trả tiền đâu!
Lão già chỉ Châu Bá Thông:
– Đây! Tên vô loại này đây!
Châu Bá Thông nghe lão già gọi mình là vô loại, nổi xung đứng dậy cung tay định xán một chưởng, nhưng kịp thời nghĩ lại, mình là kẻ tinh thông võ nghệ mỗi nhích tay nhích chân là đủ kết liễu tính mạng con người, huống chỉ đánh một lão già, lại càng mất mặt anh hùng hơn nữa.
Suy nghĩ thấy điều bất tiện, bèn vội vàng ngồi xuống nốc cạn hai chén lớn để dằn cơn giận dữ và bật ngửa trên ghế cười lạt, không thèm nói mà cũng không thèm ngó tới đối phương.
Lão già đánh đàn thấy thái độ của Châu Bá Thông, càng làm cho lão ta tức giận đổ lửa.
– Đồ ăn cướp! Ngươi trả hay không trả nói đi!
Châu Bá Thông lạnh lùng:
– Không trả rồi có sao không? Ngươi ăn thịt được ta à?
Và chàng ta day vô quán, thản nhiên:
– Tiểu nhị tính tiền.
Tiểu nhị chạy lại tính hết thảy hai trăm mười lăm đồng.
Châu Bá Thông xỉa tiền đứng dậy.
Đồng bọn hắc đạo thấy Châu Bá Thông không chịu trả tiền, liền hè nhau la ó:
– Tên lưu manh nghe hát không trả tiền, mau kéo nó lại!
Vừa la vừa xúm nhau giật áo Châu Bá Thông.
Châu Bá Thông cười ha hả:
– Muốn đánh ta phải không! Hay lắm!
Lão gia uống rượu xong, đang định tìm người đấm bóp đây?
Xúm lại! Phải đấm tử tế nhé! Thằng nào không đánh là con chó.
Trong đám hát dạo có một gã thanh niên giận quá cung tay thoi vô mặt Bá Thông một cái.
Châu Bá Thông chầm chậm phất nhẹ tay áo rộng.
Tên thanh niên ấy tay chưa đụng tới mình Châu Bá Thông đã lảo đảo thối lui té bò trên mặt đất.
– Làm sao gọi là toàn khúc? Còn làm sao gọi là tiểu khúc?
Lão già nói:
– Toàn khúc nghĩa là hát hết một bài từ đầu chí cuối còn tiểu khúc tức là một đoạn ngắn trong bài đó. Chẳng hạn vừa rồi khách quan bảo hát Biệt Quí Bình Dao chứ nếu bảo chỉ hát Mang Ấn Chinh Tây hoặc Khổ Thủ Hàn Dao thì lại là giá tiền của tiểu khúc.
Châu Bá Thông chửi thầm:
– Mẹ! Cái tụi lưu manh Tứ Xuyên này mọi việc đều muốn xẻ da lóc thịt người ta, thật mình không dè lại mắc bẫy chúng.
Dân Tứ Xuyên có một câu tục ngữ:
“Trên trời có chim chín đầu, dưới mặt địa cầu có kẻ Tứ Xuyên”.
Nó có ý nghĩa là trong thiên hạ chỉ có người Tứ Xuyên ưa nói nhất, và là người lời lẽ hoạt bát, khôn ngoan nhất.
Hơn phân nửa người Tứ Xuyên có óc tự cao và bài ngoại. Nếu là người ở tỉnh khác đến Tứ Xuyên, mà xử sự đến một mực trung hậu thật thà thì nhất định sẽ bị họ liền. Đó là một thói quen tự nhiên của họ.
Bữa nay Châu Bá Thông, đụng tên đánh xe và hai cha con người hát dạo, cũng chỉ là một cái lệ nho nhỏ vậy thôi.
Nhưng đối với Châu Bá Thông bây giờ thật là vô cùng rối rắm, trong túi có đúng ba trăm đồng, thằng đánh xe ngựa mắc dịch nuốt hết ba chục, còn hai trăm bảy, kêu rượu và thức nhắm tính phỏng đã quá hai trăm, nếu bây giờ trả tiền đàn hát, thì lấy đâu mà thanh toán mâm rượu thịt đã quất sạch rồi đây.
Thấy Châu Bá Thông thộn người ra. Lão già đánh đàn cố làm ra vẻ tươi cười:
– Lão gia, ngài là một vị phú gia hào phóng, tiểu nữ hát hơn một tiếng đồng hồ, hai trăm đồng tiền kể cũng không phải là quá đáng, xin ngài ban cho.
Châu Bá Thông đập tay xuống bàn, lớn tiếng:
– Bộ ngươi nói ta là nai tơ đây hả?
Lão già làm bộ ngạc nhiên:
– Chúng tôi đi hát có quy chế đàng hoàng đâu có thể xem khách như nai tơ được. Không tin, lão gia cứ hỏi nhà chức trách ở đây thì biết.
Châu Bá Thông đổ quạu:
– Đồ lẻo! Cái bọn lưu manh Tứ Xuyên của chúng bây chuyên môn lừa phỉnh người ta. Hai trăm đồng hả? Xí! Một xu thế nào cũng không đưa nữa, thử coi ngươi có nuốt sống được lão gia không?
– Loạn rồi, loạn rồi! Nghe hát mà không chịu trả tiền, ở đây là nơi có quan Châu Bá Thông đón lấy, lật xem mặt sanh ghi đầy dẫy những tên khúc từ, chàng trả cặp sanh và bảo người con gái:
– Hãy hát khúc Biệt Quí Bình Dao.
Người con gái e dè ngồi ghé trên mép ghế, khẽ nhếch môi gõ nhẹ cặp sanh cất giọng châm trầm.
Lão già lướt phiếm tỳ bà khoan khoan trong vút.
Giọng đàn tiếng hát, trầm bổng nhặt khoan. Dưới ánh đèn bên chén rượu, bến Tầm Dương như sống dậy giữa Túy Tiên Lầu.
Suốt nửa tiếng đồng hồ khúc Biệt Quí Bình Dao mới dứt.
Châu Bá Thông vỗ tay tán thưởng:
– Hay! Hay! Thật là tiếng ngọc, lời châu đẹp hay quá cỡ.
Thật ra Châu Bá Thông vốn không phải là biết nhiều về âm nhạc, song nhờ không khí của tửu lâu và men rượu hơi tiếng tỳ bà với giọng ca người đẹp, đã làm cho chàng ta nổi hứng.
Lão già cung kính tươi cười:
– Lão gia thật là một nhà thưởng thức phẩm bình tế nhị. Xin lão gia hãy chọn cho khúc khác.
Đang lúc quá hứng và cho rằng khúc hát cũng chỉ là mấy đồng, Châu Bá Thông bèn lựa bài Kích Cổ Mạ Tào một khúc hát dựa vào câu chuyện Di Chính Bình đánh trống mắng Tào Tháo dưới triều nhà Hán.
Người con gái bèn gõ sanh trỗi giọng.
Khúc Biệt Quí Bình Dao khi nãy trầm trầm hòa hoãn bao nhiêu thì trái lại trong Kích Cổ Mạ Tào, giọng điệu đổi thay hùng hồn dồn dập, âm ba khẳng khái cao vút dị thường, lại thêm gần nửa tiếng đồng hồ nữa khúc ca mới dứt.
Châu Bá Thông coi lại rượu và thức ăn cũng gần cạn sạch, bèn bưng chén nốt đợt cuối cùng, đánh khà một tiếng:
– Hay lắm! Thôi, hãy ngưng đi. Hai khúc hát vừa rồi, tính bao nhiều tiền?
Lão già vẻ cười tươi tràn đầy lên mặt:
– Đa tạ khách nhân! Xin cho hai trăm đồng thôi ạ!
Nghe ba tiếng “Hai trăm đồng”, Châu Bá Thông nhảy nhổm, men rượu bay tan mất hết, trừng mắt hỏi gặng:
– Hai trăm đồng? Cái gì mà dữ vậy?
Lão già mồm cười, lật mặt sanh chìa ra tới trước.
Té ra, có hai chữ nhỏ rí khắc bằng đầu ruồi khắc rõ ràng tám chữ: Toàn khúc một trăm, tiểu khúc năm đồng.
Châu Bá Thông hỏi:
Gã xa phu nói tỉnh bơ:
– Dạ không bao nhiêu đâu, cho ba mươi đồng thôi.
Châu Bá Thông giật nảy mình, nghĩ bụng:
– Tiền thành thị sao mà mắc dữ hé!
Thật ra thường lệ một cuốc xe như vậy chỉ khoảng trên dưới ba bốn đồng thôi, nhưng tên đánh xe biết ông khách nầy là người ở tỉnh xa, đúng là dịp cho hắn “Xẻ bò tơ” một chuyến.
Cũng đáng đời cho kẻ không biết mà làm phách, chẳng chịu hỏi giá trước khi đi.
Châu Bá Thông nghĩ tức, song không biết làm sao, đành phải cắn răng trừng mắt móc hầu bao trả cho gã đánh xe ba chục đồng rồi quay qua bỏ đi luôn lên lầu tửu điếm Túy Tiên.
Học một bài học mấy chục bạc… chàng họ Châu cảm thấy khôn ra quá xá, cho nên sau khi chọn một bàn trống ngồi xuống, bèn lật bản thực đơn ra xem xét giá tiền từng món đàng hoàng rồi mới kêu năm cân rượu trắng, bốn đĩa đồ nhắm, bật ngửa trên ghế rót rượu nhâm nhi.
Vừa nhậu vừa ăn, vừa nghĩ đến món tiền xe ba mươi đồng, càng tức giận lẩm bẩm:
– Một lát nữa hổng thèm đi xe, hỏi thăm đường đi bộ thử coi tới không cho biết.
Cạn mấy tuần rượu, mà cái tiền cắt cổ vẫn còn ậm ực chưa trôi, chợt nghe kế bên giọng đàn tỳ bà réo rắt.
Châu Bá Thông day lại thì ra đó là hai cha con người hát dạo đang đi đến trước bàn mình.
Người cha tuổi không quá năm mươi, tay ôm chiếc đàn tỳ bà và đứa con gái độ mười tám, mười chín, mái tóc mây đen mướt được uốn cao theo chiếc lược đồi mồi phơi bày chiếc cổ trắng cao với bờ vai tròn vỉn.
Nhan sắc tuy không phải trên đời có một, song với khổ hình cân đối trong chiếc áo lụa màu xanh lợt mỏng manh, nổi bật một làn da trắng phau, điểm sơ một lớp phấn hồng và đôi mắt long lanh, đủ khiến khách ưa nhìn, tay mân mê cặp sanh, đứng nép sau lưng người cha đang vòng tay mời mọc:
– Lão gia, chúng tôi là kẻ lấy đàn ca độ nhật, xin kính hầu lão gia một khúc.
Men rượu lâng lâng với hơi người đẹp, Châu Bá Thông bàng hoàng gật đầu:
– À! Té ra cô nương là một ca sĩ đấy à? Chẳng hay nàng hát những khúc chi?
Người con gái với vẻ thẹn thùng cố hữu, nghiêng mình đưa đôi tay ngà ngọc, trao cho khách cặp sanh bằng gỗ đàn hương.
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác