Hồi 24 – Thiếu Lâm Nổi Sóng
Hồi 24 – Thiếu Lâm Nổi Sóng
T
iểu Phi dẩy cửa sổ lao vút vào như một cơn gió trốt.
Chàng không hề dùng một thân pháp thần kỳ nào nhưng mỗi bắp thịt, mỗi đường gân, một sợi dây thần kinh, thậm chí cho đến mỗi giọt máu trong người đều hoà hợp được, điều tiết và vận dụng cho đến tận cùng. Cho nên, khi bàn tay vừa xô cửa, thân hình chàng đã nhóng lên cánh cửa và mở toang, người chàng đã đứng sững ở giữa phòng.
Thân Lão Tam cũng không phải là con người phản ứng chậm chạp nhưng tai lão mới thoáng nghe cánh cửa khua động thì Tiểu Phi đã đứng sững trước mặt lão rồi.
Là một tay võ lâm cự phách, tay đã từng nhúng vào vô số máu tanh nhưng lão chưa bao giờ thấy một con người nào có động tác nhanh đến độ ấy, sự kinh hãi làm cho lão y như dính cứng vào chiếc ghế.
Đôi mắt lạnh băng băng của Tiểu Phi nhìn xoắn vào lão như nhìn một xác chết, môi chàng khẽ nhích lên:
– Ngươi là Thân Lão Tam?
Thân Lão Tam không ngớt gật đầu, hình như ngoài việc gật đầu ra, lão không biết làm việc gì khác, một thân võ công của lão trong đó y như là đã tiêu đi đâu mất.
– Có lẽ ngươi biết ta đến đây để làm việc gì?
Thân Lão Tam lại cứ không ngớt gật đầu.
– Ngươi còn điều chi muốn nói nữa không?
Giọng nói trước sau của Tiểu Phi vẫn y như băng khối.
Nhưng bây giờ trái với lần trước Thân Lão Tam lại lắc lắc chiếc đầu.
Trong giây phút nửa lằn ranh giới của cái chết và sự sống, lão tuyệt không có một chút ý nghĩ vùng vẫy để cầu sinh, chẳng những không phản kháng mà cũng chẳng chút né tránh.
Thanh kiếm của Tiểu Phi đã vuột ra khỏi vỏ.
Nhưng đột nhiên, bằng một trực giác nhạy bén, Tiểu Phi linh cảm có một sự bất thường vây quanh. Cái trực giác đó, gần giống là bản năng tự vệ độc đáo chỉ có ở loài dã thú, y như một chú thỏ đột nhiên cảm thấy có con sói dữ đang rình mò trong bóng tối, mặc dù nói chẳng hề nghe một tiéng động nào cũng không hề nhìn thấy bóng dáng của con sói ra sao.
Tiểu Phi không dám chần chờ lâu hơn, đường kiếm trên tay tủa ra như lằn sét giật.
Múi kiếm của chàng cắt thành một vệt dài như đường chỉ bạc chiếu nhanh thật chuẩn vào yết hầu của Thân Lão Tam nhưng một tiếng ” soảng ” vang lên dữ dội, ánh lửa bắn tóe lên, Tiểu Phi cảm thấy mũi kiếm của mình như chạm nhằm vào sắt thép. Và bây giờ chàng đã hiểu rõ tại sao Thân Lão Tam không nhúc nhích được bởi lẽ trước ngực lão được che kín bằng một tấm sắt dầy.
Ngọn kiếm sau khi bung ra, thân hình Thân Lão Tam lập tức lăn tròn dưới gầm bàn. Vfa Tiểu Phi cũng lập tức nhận ra ngay sự hiểm nguy, chàng vội nhấc người lên cao càng sớm càng hay.
Nhưng dự tính của chàng dù nhanh cách nào vẫn chậm hơn một bước khi chiếc bẫy đã giương sẵn để đơi mồi. Từ trên trần nhà, một chiếc lưới được xõa rộng và chụp xuống, chiều rộng của chiếc lưới có thể úp trọn căn nhà, cho nên, chỉ cần con mồi lọt được vào phòng, bất thế nào cũng vô phương thoát thân.
Tiểu Phi vừa nhỏm người khỏi mặt đất, toàn thân chàng bị mảng lưới cuốn chặt.
Chàng vung nhanh mũi kiếm để rọc đứt dây lưới để cướp đường thoát thân nhưng sợi lưới đã được cẩn thận đánh bằng chín tao nhợ tơ ngâm kỹ trong chất dầu trong, đường kiếm chàng dù có nhanh cũng chỉ cắt đứt được một hai sợi.
Người chàng vẫn hoàn toàn bị bó chặt trong măng lưới và cuối cùng rơi phịch xuống đất như một quả chín rụng cùi. Lạ một điều là tâm tính chàng lúc ấy không một chút phẫn nộ cũng không một chút kinh hoàng mà chỉ nghe dâng lên một niềm bi ai thật thâm trầm.
Cho đến bây giờ, chàng mới hiểu thắm thía thế nào là cảm giác một con mãnh thú bị sa vào lưới rập.
Tất nhiên con thú không bao giờ hiểu được con người tại sao lại giăng lưới rập để bắt mình?
Bây giờ Tiểu Phi nằm im không buồn vùng vẫy nữa.
Chàng hiểu rằng có vũng vẫy cũng chỉ vô ích. Từ trên cao, hai bóng người sà nhanh xuống như hai con đại bàng đáp trên mảnh lưới.
Trên tay mỗi người cầm hai ngọn roi trắng muốt điểm vun vút lên bảy tám huyệt đạo của Tiểu Phi.
Người thứ nhất là một tăng nhân áo xám, ôm cao và mặt vàng như kẻ bịnh lâu năm nhưng tia mắt ngời ngời thần quang.
Người thứ hai vừa lùn vừa ốm, mui khoằn chim ưng, động tác nhanh nhẹn lạ thường.
Tiểu Phi không hiểu họ là ai nhưng bất cứ một ai đã nhiều xông xáo trên giang hồ chỉ nhìn thoáng dấp dáng cũng nhận ra được ngay là Tâm Giám đại sư chùa Thiếu Lâm và lão học giả nức tiếng võ lâm: Sinh Hồ Bá Hiểu Sinh.
Thân Lão Tam đã biến mất dưới gầm bàn, hiển nhiên bên dưới có một đường hầm ăn thông sang nơi khác.
Từng bao nhiêu đó, đủ thấy là một bẫy rập được sắp xếp rõ ràng.
Bá Hiểu Sinh mặt đầy đắc ý, cười lên hô hố:
– Ta đoán rất đúng mà, lần này thế nào mi cũng sẽ mò đến đây, mi chịu phục ta chưa?
Tiểu Phi lặng thinh như cục đá,
Tuy huyệt đạo bị điểm gần hết nhưng chàng vẫn còn có thể nói chuyện được, nhưng chàng lại ngậm tăm, cũng chẳng buồn hỏi:
– Tại sao các ngươi đoán đúng ta sẽ đến đây?
Đôi mắt chàng hoàn toàn trống rỗng. Không vướng một ý nghĩ nào.
Chàng vì không muốn nghĩ, không thể nghĩ nổi hay không buồn nghĩ đến? Khó ai mà đoán nổi những gì trong đầu óc chàng lúc bấy giờ? Chàng không nói, tất nhiên Bá Hiểu Sinh phải nói:
– Ta biết mi là bạn của Lý Tầm Hoan, chỉ vì muốn cứu họ Lý mới mạo nhận Mai Hoa Đạo.
Tiểu Phi vụt hét lên:
– Ta chính là Mai Hoa Đạo, cần gì phải mạo nhận chính bản thân mình? Ta cũng không biết Lý Tầm Hoan là ai?
Bá Hiểu Sinh cười khật khưởng:
– A! Tâm Giám sư huynh, hắn nói hắn là Mai Hoa Đạo, sư huynh có tin được không?
Tâm Giám lắc đầu nhếch môi:
– Làm sao tin được?
Tiểu Phi cười gằn:
– Ngươi làm sao biết ta không phải là Mai Hoa Đạo? Ngươi lấy gì để chứng minh lời nói của mình?
Bá Hiểu Sinh cười nửa mép:
– A! Điều đó thật là khó mà chúng mình…
Và lão hơi nghiêng đầu qua phía Tâm Giám:
– Tâm Giám sư huynh còn nhớ Hung Xuân Lời chết vì tay ai không?
Tâm Giám đáp gọn:
– Mai Hoa Đạo.
Bá Hiểu Sinh lại hỏi:
– Hắn chết như thế nào?
Tâm Giám nói:
– Tuy trên người hắn cũng có dấu hiệu Mai Hoa Đạo nhưng vết thương trí mạng nằm ngay huyệt Huyền Cơ.
Bá Hiểu Sinh gật gù;
– Nói như thế thì Mai Hoa Đạo tất phải là một tay điềm huyệt cao thủ rồi.
Tâm Giám đáp:
– Đúng vậy.
Bá Hiểu Sinh cười khẽ một tiếng và quay trở qua Tiểu Phi:
– Nếu mi có thể nói rõ vừa rồi chúng ta điểm những huyệt đạo nào trên người mi, nói mà trúng hết, chúng ta sẽ công nhận mi là Mai Hoa Đạo và lập tức thả Lý Tầm Hoan ra. Như thế mi bằng lòng chứ?
Tiểu Phi càng lúc càng mím chặt hai vành môi đến rướm máu.
Bá Hiểu Sinh thở dài như thương hại:
– Mi thật không hổ là người bạn tốt của Lý Tầm Hoan, vì hắn, ngươi dám hy sinh mạng mình mà không tiếc nhưng không biết rồi hắn sẽ đối xử với mi ra sao? Chỉ mong hắn cũng vì mi mà bước ra khỏi căn phòng đó, như vậy mới là xứng đáng nhau.
o O o
Trong cốc rượu sóng sánh đầy.
Lý Tầm Hoan chầm chậm nâng cốc rượu lên môi nhưng chưa vội uống.
Nơi xó phòng một tăng nhân mảnh khảnh đang ngồi bó gối.
Tuy tuổi trung nhân đã vào khoảng trung niên, tuy đã đầu tròn áo vuông nhưng nét phong lưu tuấn tú của kẻ nho sinh vẫn không dấu nổi ở sắc thái bên ngoài, do đó trông hắn không có gì già lắm.
Nhìn hắn, vẻ tiêu sài vằn nho, vẻ mảnh khảnh ốm yếu đó, người ta có cảm tưởng hắn là một vị Hàn Lâm khoa bảng ẩn dật hơn là một cao tăng trọng vọng của Thiếu Lâm, không một ai ngờ được hắn chính là Tâm Thụ đại sư – một nhân vật nội công tinh thông thuần nhất của Thiếu Lâm tự. Tuy đã bị làm con tin cho Lý Tầm Hoan nhưng thần sắc hắn không có vẻ gì là phẫn nộ mà ẩn chứa một niềm đau ngấm ngầm. Hắn ngồi im nơi đây, y như là pho tượng chết, không một động tác cũng chẳng một tiếng nói.
Di thể của Tâm Mi đại sư vẫn còn y nguyên trên thiền sàng, chẳng hiểu ai đã thay kẻ bạc hạnh phủ lên một lớp vải trắng bóc, một lớp đường tang tóc ngăn cách vĩnh viễn cõi hồng trần lắm phiền luỵ này. Lý Tầm Hoan chợt nâng cốc hướng về phía Tâm Thụ đại sư mỉm cười;
– Không ngờ trong chùa Thiếu Lâm lại có thứ rượu quí này, xin cạn chung được chăng?
Tâm Thụ lắc đầu không đáp:
Lý Tầm Hoan lại nói:
– Đệ ngồi uống rượu bên cạnh pháp thể của lệnh sư huynh, đại sư có cảm thấy rằng tại hạ bất kính chăng?
Tâm Thụ nhè nhẹ nhếch môi;
– Chất rượu tuy nồng nhưng thuần hơn cả nước, cho nên khi tế tổ tiên, tế thiên địa đều phải dùng rượu để cúng thì bất cứ uống rượu một nơi nào, cũng không có gì bất kính cả.
Lý Tầm Hoan xoa tay:
– Hay, hay! Chả trách với câu ” Nhất nhập Hàn Lâm, giản tại để tâm “, một bậc cao nhân khi vào chỗ thiện quả có chỗ khác thường hơn thiên hạ.
Vẻ mặt bình thản của Tâm Thụ thoáng đổi sắc, dường như câu nói của Lý Tầm Hoan chạm đến niềm đau khổ thầm kín của mình.
Lý Tầm Hoan lại châm một cốc đầy uống cạn rồi cười nói tiếp:
– Tại hạ uống rượu nơi đây chính là để tỏ lòng tôn kính lịnh sư huynh. Giá như lịnh sư huynh cũng là thứ hạng cáo già đội lớp con người thì dù người còn sống hay là đã chết, tại hạ không khi nào chịu uống rượu bên cạnh ông ta.
Tâm Thụ thở dài nặng nề, thần sắc càng đượm nhiều bi thống, không hiểu vì kẻ đã chết hay bởi vì riêng mình?
Lý Tầm Hoan nhìn sững màu hồng hổ phách của chất rượu trong ly và cũng vụt thở dài buồn bã:
– Thú thật tại hạ cũng không ngờ lần này lại chính do đại sư cứu tôi.
Tâm Thụ lạnh nhạt:
– Ta không hề cứu các hạ.
Lý Tầm Hoan nhếch nhẹ nụ cười:
– Mười bốn năm trước đây, tại hạ bỏ quan quy ẩn tuy rằng vì chán ghét công danh nhưng nếu chẳng có một đạo đàn chương của đại sư nói là ta ngôi quan phủ là kêt giao với phỉ loại thì có lẽ tôi cũng chưa có cái quyết tâm một cách vội thế ấy.
Tâm Thụ khép kín đôi mắt giọng đượm buồn:
– Câu chuyện ngày xưa dã chết theo với cuộc đời ngoài trần thế của bần tăng rồi, các hạ còn nhắc lại làm chi?
Lý Tầm Hoan khe khẽ gật gù:
– Phải lắm, đã vào cửa Phật như cách biệt qua hai cuộc đời, nhưng từ trước tới nay tại hạ chẳng hề nửa lời oán trách tôn giá. Bởi lẽ, khi đó tôn giá ở ngôi ngự sử, tất nhiên phải tận tâm cho tròn chứưc vụ của mình.
Tâm Thụ hình như tình bị xúc động, giọng của ông bỗng trầm lại:
– Sau khi các hạ từ qua chẳng lâu, bần tăng cũng quy ẩn vào cửa Phật đẻ mà tự giác chuyện ” Ngôn đa tất thất ” của mình, không ngờ cuối cùng gặp lại các hạ nơi đây.
Lý Tầm Hoan bật cười:
– Tại hạ thật không ngờ vị Thiết Đàm Ngự Sử mà văn rượu phong lưu nức tiếng ngày xưa, bây giờ lại là một cao tăng tu vi thâm sâu đắc đạo và không ngờ hơn nữa trong cái lúc tại hạ chết sống ở đường tơ kẽ tóc lại ra tay cứu tại hạ.
Tâm Thụ đại sư mở mắt ra nghiêm nghị;
– Bần tăng đá nói là bần tăng không hề cứu các hạ mà chỉ tại vì công lực của bần tăng chẳng đủ, mới bị các hạ giữ làm con tin, xin các hạ đừng có ý cảm kích ta.
Lý Tầm Hoan ranh mãnh nhìn Tâm Thụ:
– Nhưng nếu không có đại sư trong nhà ra dấu thì tại hạ vị tất biết mà xông vào đây và nếu như đại sư hoàn toàn không có ý phản kháng thì tại hạ càng vô phương giữ nổi đại sư ở đây.
Tâm Thụ đôi môi mấp máy nhưng thốt không ra tiếng.Lý Tầm Hoan liếc nhìn ông thật nhanh và mỉm cười:
– Kẻ xuất gia vố cấm ngọng ngủ, huống hồ nơi đây chỉ có riêng tại hạ và đại sư?
Tâm Thụ trầm ngâm một lúc và vụt hỏi:
– Dù cho ta đối với các hạ có ý tương trợ đi nữa, nhưng tuyệt chẳng phải chút tình ngày xưa.
Lý Tầm Hoan không một chút kinh dị lộ trên sắc mặt mà trái lại giọng nói thật là nghiêm trọng:
– Thế thì đại sư vì chuyện gì?
Tâm Thụ mấp máy môi định nói rồi lại thôi, hình như đang mang nặng một ẩn tình cực kỳ khó xử.
Lý Tầm Hoan cũng làm thinh không lên tiếng thôi thúc, chầm chậm nâng cốc lên uống cạn.
Ngay khi ấy, ngoài khung song có tiếng người quát lên:
– Lý Tầm Hoan, hãy đẩy cửa sổ ra mà xem.
Đúng là giọng nói của Tâm Giám, Lý Tầm Hoan thoáng mắt đã lướt đến cạnh cửa sổ theo khe hở nhìn ra phía ngoài.
Mặt chàng vùng biến sắc. Chàng không ngờ Tiểu Phi lại có thể lọt vào tay của bọn họ.
Bá Hiểu Sinh ung dung chấp tay sau lưng, đắc ý nói to lên:
– Lý thám hoa hẳn phải nhận ra y. Vì bảo toàn cho các hạ, y đã không ngại mang lấy cái ác danh Mai Hoa Đạo, vậy các hạ đối với y phải thế nào?
Tâm Giám âm trầm nói tiếp:
– Nếu ngươi muốn bảo toàn tánh mạng cho y phải lập tức bó tay chịu trói.
Cánh tay khẳng khiu nhưng vốn cứng như sắt nguội của Lý Tầm Hoan, cánh tay từng kết liều bao nhiêu địch thủ bằng một lưỡi tiểu phi đao, cánh tay mà chưa hề biết rung trước một hoàn cảnh nào bây giờ thì có chút lẩy bảy run.
Chàng không làm sao nhìn rõ mặt của Tiểu Phi vì lúc ấy hắn đang nằm gục dưới đất, hình như bị trọng thương.
Tâm Giám chợt kéo giật đầu Tiểu Phi lên cho khuôn mặt hắn đối diện với khung cửa sổ và nói to lên:
– Lý Tầm Hoan, ta kỳ hẹn cho ngươi đúng hai tiếng đồng hồ trước khi mặt trời lặn, nếu ngươi chưa chịu dưa ngũ sư huynh ta yên lành ra khỏi gian phòng thì ngươi đừng hòng trông thấy người bạn của ngươi.
Bá Hiểu Sinh đánh thêm một đòn tâm lý cuối:
– Lý thám hoa, vị này đối với các hạ rất hết tình, mong sao các hạ đừng phụ lòng hắn.
Lý Tầm Hoan gác đầu lên khung cửa sổ, toàn thân chàng như tê dại hẳn.
Nhìn thấy họ lôi Tiểu Phi đi y như một con hoang và nhìn thấy những vết thương chằng chịt trên khuôn mặt hắn, Lý Tầm Hoan hiểu rằng Tiểu Phi đã nếm rất nhiều khổ sở của họ.
Nhưng chàng thiếu niên quật cường ấy tuyệt không một tiếng rên, ánh nắt hắn chỉ liếc về phía song cửa một lần thôi nhưng Lý Tầm Hoan đã đọc rõ những gì kín đáo của tâm tưởng hắn đã gửi cho chàng.
Đôi mắt của hắn thật là bình tĩnh như nói cho Lý Tầm Hoan biết đối với cái chết, hắn không một chút quan tâm. Lý Tầm Hoan vụt đứng phắt lên uống luôn một hơi ba cốc rượu và thở hắt một hơi dài:
– Bạn tốt… ta hiểu ý bạn lắm, bạn không muốn ta cứu bạn.
Tâm Thụ đại sư chăm chú nhìn theo từng cử động của chàng cho đến giờ mới chầm chậm lên tiếng:
– Vậy ý của các hạ như thế nào?
Lý Tầm Hoan lại cạn thêm ba chén, chắp tay sau lưng cười thật buồn;
– Tôi sửa soạn bó tay chịu trói đây. Đại sư có thể trói tôi mang ra ngoài bất cứ lúc nào.
Tâm Thụ chậm rãi nói;
– Thí chủ có biết rằng: một khi ra ngoài là thí chủ phải chết không?
Lý Tầm Hoan thản nhiên:
– Tôi biết lắm.
Tâm Thụ chớp nhẹ đôi mắt:
– Thí chủ có biết dù thí chủ có chết, người bạn của thí chủ vị tất đã được họ buông tha?
Lý Tầm Hoan nhếch nụ cười thật mỏng:
– Tôi biết.
Tâm Thụ nhìn thẳng vào mắt chàng;
– Nhưng thí chủ vẫn phải ra?
Lý Tầm Hoan gật đầu:
– Phải! Tôi vẫn phải ra.
Giọng nói của chàng cực kỳ kiên quyết, dường như không còn phải nghĩ ngợi gì nữa.
Tâm Thụ hỏi gặn:
– Thí chủ làm như thế không thấy rằng mình quá dại đi chăng?
Lý Tầm Hoan sặc cười:
– Mỗi con người tròng một đời khó mà tránh khỏi làm một vài chuyện ngu xuẩn, giá như ai cũng hành động thông minh, thì cõi đời còn chi thú vị nữa.
Tâm Thụ đại sư hình như nghiền ngẫm thật kỹ ý vị câu nói của chàng, từ từ đáp:
– Phải lắm! Đại trượng phu phải biết chuyện nên làm cứ làm, chuyện không nên làm đừng làm, thí chủ hiểu rằng y phải chết nhưng vẫn cứ làm như thế vì không thể làm khác hơn được.
Lý Tầm Hoan cười:
– Đại sư đáng gọi là tri kỷ của tôi.
Tâm Thụ đại sư lẩm bẩm hình như nói với mình:
– Nghĩa khí trước hết bất kể chết sống, Lý Tầm Hoan quả không hổ là Lý Tầm Hoan.
Không buồn nhìn lại đối phương, Lý Tầm Hoan quay đầu nhớm bước:
– Tại hạ ra trước, xin giá biệt tại đây.
Tâm Thụ vụt kêu lên:
– Chậm đã.
Và như đã có một sự quyết tâm, Tâm Thụ ánh mắt nhìn thẳng vào Lý Tầm Hoan, nói chậm từng tiếng:
– Lúc nãy, bần tăng còn một chuyện chưa nói hết.
– à.
Lý Tầm Hoan dừng ngay bước lại.
Tâm Thụ nói tiếp:
– Vừa rồi, bần tăng có nói, bần tăng cứu thí chủ vì một nguyên nhân khác.
Lý Tầm Hoan nhướng mắt:
– Thế à.
Sắc mặt Tâm Thụ vụt trở nên thật nghiêm trang:
– Đây là câu chuyện bí mật của bổn môn Thiếu Lâm, sự quan hệ rất là trọng đại, vốn ra ta chẳng muốn nói ra với tghí chủ.
Lý Tầm Hoan có vẻ chăm chú quay lại chờ nghe tiếp.
Giọng nói của Tâm Thụ càng thật chậm rãi:
– Thiếu Lâm kinh tạng dồi dào, quán tuyệt thiên hạ, trong đó không những có vô số trong điển Phật môn mà còn rất nhiều mật kíp bất truyền của võ lâm.
Lý Tầm Hoan đáp:
– Điều đó tôi có biết.
Tâm Thụ nói tiếp:
– Trăm năm nay đã có bao nhiêu kẻ giang hồ tưởng tham làm, lẻn đến Thiếu Lâm Tự để trộm lấy kinh tạng nhưng chưa có một người nào trở về được mãn nguyện, hoặc sống sót trở về.
Ngừng lại đôi giây cho them phần trịnh trọng những lời sắp kể, Tâm Thụ lại nói:
– Kẻ xuất gia tuy giới sát giới thương nhưng kho kinh là căn bổn của Thiếu Lâm cho nên, bất luận kẻ nào sanh tham vọng đó, môn hạ Thiếu Lâm quyết cùng kẻ đó sống chết đến cùng.
Lý Tầm Hoan gật gù:
– Nhưng gần đây tại hạ đã ít nghe ai dám có cái vọng niệm đó.
Tâm Thụ vụt thở dài:
– Thí chủ là người ngoài tất nhiên không sao hiểu rõ nội tình của bổn môn. Thật ra luôn hai năm nay bổn tự đã bảy lần kho kinh bị trộm đến viếng, trừ một bộ Bình TamKinh ra, kỳ dư đều là những võ công mật kíp tuyệt truyền giang hồ đã lâu.
Lý Tầm Hoan khộng khỏi rúng động đổi sắc, bật thẳng người lên:
– Kẻ trộm kinh là ai?
– Điều lạ lùng nhất là luôn bảy lần mất trộm đó, chẳng những trước khi sự việc sảy ra không một chút động tĩnh mà sau khi sảy ra cũng im rơ không một đầu mối mang lộ liều để truy tìm. Chuyện mất trộm y như là một chuyện thần kỳ, vật không cánh mà tự dưng bay mất sau hết sứ sum nghiêm nơi Tàng Kinh Các, nhưng việc bị mất trộm lần thứ nhất rồi thứ hai cẩn thận nhưng tất nhiên sự giới phòng càng vẫn cứ nối tiếp xảy ra, do đó vị tam sư huynh vốn chưởng quản Tàng Kinh Các phải thôi chức, phải nhìn tường sám hối.
Lý Tầm Hoan chợt hỏi:
– Việc trọng đại như thế, tại sao giang hồ chẳng hề hay biết?
Tâm Thụ đáp:
– Chỉ vì sự trọng đại của nó mà chưởng môn sư huynh đã mấy lần dặn dò phải tuyệt đối giữ bí mật. Cho đến bây giờ, kể luôn về thí chủ, biết được việc này không quá chín người.
Lý Tầm Hoan lại hỏi:
– Trừ bảy vị chủ tọa chư vị ra, còn ai biết được chuyện này nữa?
Tâm Thụ buông gọn:
– Bá Hiểu Sinh.
– à!
Lý Tầm Hoan thở dài và môi nhếch khẽ nụ cười:
– Những chuyện lão tham dự không phải ít.
Tâm Thụ như không để ý đến nụ cười đượm nhiều ý nghĩa của chàng, chỉ nói:
– Tam sư huynh vốn là người cẩn thận chu đáo nhất trong số sư huynh đệ chúng tôi,sau khingười thôi chức, Tàng Kinh Các do nhị sư huynh phụ trách, cho đến bây giờ cũng chỉ hơn nửa tháng thôi.
Lý Tầm Hoan cau mày:
– Tâm Mi đại sư đã gánh lấy trọng trách như thế, tại làm sao lần này có thể rời chùa mà đi?
Tâm Thụ thở dài:
– Chỉ vì nhị sư huynh hoài nghi chuyện mất kinh có liên quan đến Mai Hoa Đạo, cho nên mới giành đi để mong tra xét rõ trắng đen, không ngờ chuyến đi lại thành ra chuyến vĩnh quyết.
ánh mắt của Tâm Thụ theo câu nói dời sang hướng di thể của Tâm Mi đại sư, hình như là đang thầm rơi nước mắt.
Lý Tầm Hoan cũng thở dài ảo não, kẻ xuất gia tuy rằng ” Tứ đại giai không ” nhưng cái cửa chứ ” tình ” vẫn không làm sao phá nổi.
Đức Phật Như Lai nếu như chẳng có tình thì hà tất phải phổ độ chúng sinh? Và nếu như người nào thật quả có thể phá nổi cái chữ ” tình ” đó, thì kẻ đó không còn là con người nữa. Tâm Thụ im lặng một lúc mới tiếp lời:
– Nhị sư huynh cũng là con người hết sức cẩn thận vì trước khi rời chùa, người đã đem ba bộ kinh quan trọng nhất lấy ra, chia dấu vào ba nơi thật kín đáo, trừ chưởng môn sư huynh và bần tăng ra, không một người thứ ba nào biết được.
Lý Tầm Hoan chận hỏi:
– Phải chăng một bộ trong số đó được đem dấu ở nơi đây?
Tâm Thụ gật nhẹ đầu:
– Đúng thế.
Lý Tầm Hoan mỉm cười:
– Thảo nào khi họ ra tay lại có phần uý kỵ như thế.
Tâm Thụ nói tiếp:
– Qua mấy lần mất trộm quá ly kỳ, bần tăng và nhị sư huynh mới cùng luận đoán riêng, nhận thấy rất có thể là do nội gián.
Lý Tầm Hoan dựng mày:
– Nội gián?
Tâm Thụ lại thở dài:
– Tuy chúng tôi có hoài nghi như thế nhưng chẳng dám nói ra,vì ngoài bảy sư huuynh đệ chúng tôi ra, các đệ tử khác, không ai được tuỳ tiện ra vào Tang Kinh Các.
ánh mắt của Lý Tầm Hoan vụt ngời lên:
– Nói như thế thì kẻ trộm rất có thể là một trong bày sư huynh đệ của quía vị?
Tâm Thụ nhắm mắt làm thinh đi một lúc:
– Bảy chúng tôi nghĩa đồng môn với nhau ít nhất cũng hơn mười năm trời, bất luận là nghi ai đều không nên cả. Do đó, chúng tôi xử lý đối với vụ này càng không thể không hết lòng cẩn trọng chẳng qua…
Lý Tầm Hoan nôn nao hỏi:
– Chẳng qua thế nào?
Tâm Thụ nói:
– Chẳng qua nhị sư huynh trước khi rời chùa đã kín đáo cho bần tăng biết là, người đã phát hiện được một người đáng ngờ nhất trong số bảy chúng tôi, rất có thể người đó là thủ phạm đã trộm kinh.
Lý Tầm Hoan vội hỏi:
– Người đó là ai thế?
Tâm Thụ lắc đầu buồn bã:
– Rất tiếc là người chẳng dám nói ra, vì người sọ nghi lầm kẻ khác, người chỉ mong kẻ trộm kinh thật là Mai Hoa Đạo, người không nỡ nhìn thấy đông môn sư huynh đệ bị bẽ bàng.
Nói đến đây, giọng ông đã có phần nghẹn ngào cơ hồ không thể nói tiếp.
Lý Tầm Hoan cau mày:
– Nỗi khỗ của Tâm Mi đại sư tôi rất hiểu, chẳng qua hiện giờ người trong cõi minh minh, mắt nhìn thấy người nọ ung dung ngoài vòng luật phát, có muốn nói ra cũng không thể nói, như vậy có phải người ôm hận chung thân, ngậm hờn nơi suối vàng không.
Tâm Thụ mím vành môi:
– Nhị sư huynh cũng có nghĩ đến điều ấy cho nên lúc sắp đi, người có dặn dò lại bần tăng, vạn nhất như chuyến đi rồi có xảy ra chuyện gì bất trắc, bần tăng hãy lấy quyển ghi mục lục kinh của người ra xem, nơi trang chót có ghi tên con người đáng hoài nghi đó.
Lý Tầm Hoan đôi mắt sáng lên:
– Vậy cái quyển ghi mục lục hiện giờ ở đâu?
Tâm Thụ buồn buồn đáp:
– Vốn ra được để chung với chỗ dấu bộ kinh nhưng bây giờ thì hiện ở trong mình bần tăng đây.
Tâm Thụ nói xong đưa ra một quyển sổ bằng lụa màu vang nhạt, Lý Tầm Hoan vội đón lấy lật xem ngay.
Nới trang cuối, ngoài những dòng ghi mục lục từng tên bộ kinh ra, tuyệt không thấy đề cập gì đến vụ mất kinh cả.
Lý Tầm Hoan ngẩng đầu lên nhìn Tâm Thụ:
– Trang cuối phải chăng đã bị người ta xe mất?
Tâm Thụ giọng trầm lại:
– Chẳng những trang cuối bị xé mất mà quyển kinh quí cũng biến thành giấy trắng.
Lý Tầm Hoan cắn môi:
– Như thế thì kẻ trộm kinh đã khám phá việc Tâm Mi đại sư hoài nghi hắn?
Tâm Thụ đáp:
– Có thể như vậy.
Lý Tầm Hoan nói tiếp:
– Nhưng biết rõ nới Tâm Mi đại sư dấu kinh chỉ có tôn giá của chưởng môn Tâm Hồ đại sư thôi.
Tâm Thụ nét mặt vụt nặng trịch:
– Phải.
Lý Tầm Hoan cũng không khỏi rung động:
– Không lẽ tôn giá nhận Tâm Hồ đại sư chính là…
Chàng buông lửng câu không nói làm thinh và nhìn thẳng vào đối tượng.
Tâm Thụ đại sư trầm ngâm một lúc, khẽ thở dài:
– Cũng không hẳn thế vì thủ phạm đã phát giác nhị sư huynh có ý hoài nghi hắn tự nhiên đối với hành động của nhị sư huynh, hắn càng thêm phần lưu ý, cũng có thể vì đó mà hắn ngấm ngầm rình rập được nơi nhị sư huynh dấu kinh, chẳng qua…
Lý Tầm Hoan vội hỏi:
– Chẳng qua thế nào?
Vụt nhìn thẳng vào Lý Tầm Hoan, Tâm Thụ nói rõ từng tiếng một:
– Chẳng qua nhị sư huynh khi được đưa về đây chưa chết hẳn, mà thật sự tình trạng của người cũng chưa đến nỗi vong mạng.
Câu nói ấy mới làm cho Lý Tầm Hoan thật rung động. Đôi bàn tay gầy guộc của Tâm Thụ cũng đồng thời siết chặt lại và ông nói tiếp:
– Đối với môn độc tuy bần tăng chẳng mấy nghiên cứu về nó xâu xa nhưng trên phương diện kiến thức về nó không đến nỗi gọi là ngu dốt lắm. Khi nhị sư huynh được đưa về đây, bần tăng đã thấy rõ người trúng độc tuy năng nhưng chưa phải tuyệt vọng. Hơn nữa, trong một khoảng thời gian ngắn không thể nào nguy được tính mạng.
Lý Tầm Hoan bắp thịt trên da mặt giật giật liên hồi:
– Tôn giá định nói là…
Tâm Thụ ngắt ngang:
– Kẻ trộm kinh biết rằng bí mật của mình đã bị nhị sư huynh khám phá, tất nhiên phải giết người để diệt khẩu.
Lý Tầm Hoan chợt nghe không khí trong phòng bực bội khác thường. Chàng đứng lên đi quanh một vòng mới trầm giọng hỏi:
– Khi Tâm Mi đại sư về đây, có mấy người vào căn phòng này?
Tâm Thụ đáp:
– Đại sư huynh, tứ sư huynh, lục sư đệ và thất sư đệ đều có vào qua.
Nhíu mày trầm ngâm một lúc, Lý Tầm Hoan vụt hỏi:
– ý của tôn giá là rất có thể họ là những người đáng tình nghi trong việc hạ độc thủ?
Tâm Thụ gật nhanh đầu và thở dài:
– Đó là điều bất hạnh cho bổn môn, vốn ra bần tăng chẳng muốn đem ra nói cho tôn giá biết nhưng bây giờ thì bần tăng đã nhận ra tôn giá không phải là con người bán đứng bạn bè cho nên bần tăng hy vọng…
Lý Tầm Hoan chận lời:
– Tôn giá muốn tại hạ tìm ra tên hung thủ đó?
Tâm Thụ thẳn thắn:
– Phải.
Tia mắt như dao bén của Lý Tầm Hoan nhìn thẳng vào mặt Tâm Thụ, chàng nói từng tiếng một:
– Nếu như hung thủ là Tâm Hồ thì sao?
Tâm Thụ vụt bật thẳng người lên một lúc lâu, mồ hôi trên trán tháo ra nườm nượp,từng giọt từng giọt rơi đầy xuống hai má.
Giọng của Lý Tầm Hoan lạnh lùng nói tiếp:
– Dù cho môn hạ THiếu Lâm ai ai cũng biết Tâm Hồ là hung thủ nhưng chắc rằng không ai chịu thừa nhận phải không?
Tâm Thụ làm thinh luôn.
Thật ra, ông cũng không có lời nào mà đáp lại. Bời vì người giang hồ xưa nay đều kính trọng Thiếu Lâm là danh môn chính tông tiêu biểu cho linh hồn võ học, nếu bây giờ chưởng môn Thiếu Lâm lại là hung thủ giết người thì thanh danh và uy vọng mấy trăm năm trời của Thiếu Lâm bị huỷ hoại ngay trong khoảng khắc.
Lý Tầm Hoan lại nói:
– Cho dù có thể chứng minh Tâm Hồ là hung thủ thì chính tôn giá đây cũng chẳng giúp lời cho tôi vì bào toàn thanh danh Thiếu Lâm các người, sợ rằng tôn giá đành phải hy sinh kẻ khác mà thôi.
Tâm Thụ mím môi thở dài:
– Quả như vậy! Vì bào toàn uy vọng của Thiếu Lâm, bần tăng quả thật không tiếc hy sinh tất cả những gì có thể được.
Lý Tầm Hoan cười lạt:
– Vậy thì tôn giá tội chi mà phải muốn tìm?
Tâm Thụ vội nghiêm trầm sắc mặt:
– Tuy rằng bần tăng không thể làm một điều gì hại đến uy vọng bổn môn nhưng chỉ cần tôn giá có thể chứng minh rõ rệt ai là hung thủ giết chết nhị sư huynh, bần tăng quyết sẽ cùng liều với hắn hay ít nhất là làm cho hắn máu rơi tại đây.
Lý Tầm Hoan cười khẽ:
– Kẻ xuấ gia không được vọng động sân niệm, gẫm lại thì con người hòa thượng của tôn giá vẫn chưa thanh tịnh lục căn.
Tâm Thụ khép mắt chấp tay:
– A Di Đà Phật! Ngã Phật Như Lai cũng không tránh khỏi là sư tử rống, huống gì hoà thượng còn xác thịt thai phàm.
Lý Tầm Hoan chầm chậm đứng lên:
– Tốt lắm, câu nói của tôn giá đã làm tôi phần nào tin tưởng.
Tâm Thụ rúng động:
– Phải chăng thí chủ đã biết hung thủ là ai rồi?
Lý Tầm Hoan chậm rãi đáp:
– Tuy tôi không biết nhưng có người lại biết.
Tâm Thụ hơi nhíu mày:
– Hung thủ tất nhiên phải tự biết.
Lý Tầm Hoan xoa xao tay:
– Trừ hung thủ tự biết mình ra, còn một người khác biết và hiện giờ người đó đang trong căn phòng này.
Tâm Thụ nhìn sững chàng:
– Ai?
Lý Tầm Hoan hỉ tay lên thi thể của Tâm Mi đại sư:
– Chính lịnh sư hynh đây.
Tâm Thụ thở dài thất vọng:
– Đáng tiếc là người không còn nói chuyện được.
Lý Tầm Hoan khóe mắt ánh nụ cười:
– Người chết cũng có khi nói được.
Chàng vụt với tay dỡ tốc tấm vải trắng phủ lên thi thể của Tâm Mi đại sư, ánh nắng trên cao theo những kẻ ngói lỗ chỗ chiếc lên khuôn mặt khô hóp của Tâm Mi đại sư.
Màu da mặt vàng bệch lại được pha thêm một màu đen xàm xạm, vẻ từ bi đĩnh đạc của ngày xưa đều biến mất, bay giờ chỉ còn là một bộ mặt nhăn nhó dễ sợ.
Lý Tầm Hoan gật gật đầu và hỏi:
– Tôn giá có từng thấy qua những người chết vì bị độc của Cực Lạc Đồng Tử không?
Tâm Thụ lắc đầu:
– Chưa.
Lý Tầm Hoan thở dài:
– Kể ra vận khí của tôn giá may đấy, người bị phải độc của chúng thật chẳng nên coi chút nào.
Chàng ngừng lại nhắm mắt như cố ôn chuyện cũ và chầm chậm nói tiếp:
– Mấy năm trước đây, tôi đã từng thấy qua một người bị lão ta hạ độc, kẻ bị hạ độc chỉ trong chốc lát là cả người đen sẫm, tôi đi quanh một vòng khi trở lại thì da thịt của nạn nhân đã biến mất chỉ còn lại một bộ xương, một bộ xương đen xì dễ sợ.
Tâm Thụ ngước nhìn di thể của Tâm Mi đại sư, giọng hơi biến đổi:
– Nhưng hiện tại nhị sư huynh trúng độc đã mấy ngày rồi.
Lý Tầm Hoan vụt mở mắt ra:
– Phải, ông trúng độc đã mấy ngày nhưng vãn chưa phát sanh điều biến hóa dễ sợ đó, tôn giá có biết tại vì sao không?
Tâm Thụ lắc nhẹ đầu không đáp.
Lý Tầm Hoan gằn gằn từng tiêng một:
– Chỉ vì ông ta đã trúng phải thêm một chất độc cực lợi hại khác.
Tâm Thụ kêu lên:
– Thí… thí chủ muốn nói…
Lý Tầm Hoan chậm lời:
– Tuy ông trúng phải chất độc Ngũ Độc Thuỷ Tinh của Cực Lạc Đồng Tử nhưng không nặng lắm, lại thêm được ông dùng nội lực dồn lại một nơi nên nhờ đó cho đến khi về đến đây chất độc vẫn chưa phát tác.
Tâm Thụ gật đầu:
– Đúng như vậy.
Lý Tầm Hoan nói tiếp:
– Hung thủ vì sợ ông ta nói ra điều bí mật nên quyết tâm làm cho ông mau chết, hắn sợ rằng Tâm Mi đại sư trúng độc không đủ nặng nên mới cho ông uống thêm một chất độc khác mạnh hơn.
Tâm Thụ chận lời:
– Thiếu chi cách để giết người, tại làm sao hắn chỉ lựa chọn cách dùng độc.
Lý Tầm Hoan cười nhẹ:
– Vì bất cứ cách giết người nào cũng không tránh khỏi để lại ít nhiều dấu vết. Huống chi mọi người ai cũng biết rõ Tâm Mi đại sư đang trúng độc, tất nhiên hắn chỉ có cách dùng thêm độc mới tránh khỏi mọi hồ nghi nếu có.
Tâm Thụ chợt nghe vành môi mình khô khốc, ông liếm mép gật gù:
– Phải lắm, làm như thế, ai ai cũng đều nhận là nhị sư huynh chết vì chất độc của Cực Lạc Đồng Tử, chẳng còn ai hoài nghi hắn nữa.
Lý Tầm Hoan cười mạnh một tiếng:
– Tuy hắn hành sự hết sức chu đáo và mưu mô nhưng tiếc rằng hắn đã quên phứt một chyện.
Tâm Thụ ngửng phắt đầu lên:
– Chuyện gì?
Lý Tầm Hoan nói:
– Y quên rằng độc tánh vẫn tương khắc, chính vì chất độc mà y dùng vừa mạnh lại nặng, khác ngay với chất độc Ngũ Độc Thuỷ Tinh cho nên di thể của Tâm Mi đại sư cho đến bây giờ vẫn chưa có trạng thái biến dổi đáng sợ kia.
Trầm ngâm một lúc, Tâm Thụ gật đầu:
– ý của thí chủ ta đã hiểu nhưng kẻ hạ độc làai, chúng ta vẫn chưa biết được.
Lý Tầm Hoan chớp nhẹ dôi mắt:
– Tâm Mi đại sư sau khi về đây có uống qua thứ gì chưa?
Tâm Thụ đáp:
– Chỉ uống có một chén thuốc thôi.
Lý Tầm Hoan hỏi dồn:
– Ai đút cho ông uống?
Tâm Thụ nói:
– Thuốc thì do thất sư đệ bốc và sắc nhưng người đút cho nhị sư huynh uống lại do tứ sư huynh Tâm Chúc và lục sư đệ Tâm Đăng.
Thở nhẹ một tiếng, Tâm Thụ lại nói:
– Cho nên, trong ba người đó rất có thể là kẻ hạ độc và có cơ hội để bỏ độc.
Lý Tầm Hoan chậm rãi phân tách:
– Độc dược trong thiên hạ có hai loại. Loại thứ nhất tuy rằng không mùi không sắc nhưng làm cho người trúng độc chết rất thảm khiến kẻ khác nhìn thấy phát sợ ngay vì loại độc này không cần lấy tánh mạng người mà còn có ý thị uy vơí kẻ khác.
Tâm Thụ gật đầu:
– Ngũ Độc Thuỷ Tinh tất nhiên thuộc về loại độc thứ nhất này.
– Đúng thế.
Chàng khẽ đưa mắt nhìn lên Tâm Mi đại sư và nói tiếp:
– Còn loại độc thứ hai cũng có thể là không mùi không sắc nhưng nó làm cho kẻ chết không có một trạng thái gì khác lạ, thậm chí khiến cho người ngoài nhìn không ra kẻ chết vì chất độc.
Tâm Thụ vụt hỏi:
– ý tôn giá định nói là hung thủ đã dùng loại độc dược này?
Lý Tầm Hoan gật nhẹ đầu:
– Chính vì tánh chất khác biệt của hai loại độc này nên mới phát sinh hiện tượng như thế. Loại động tý nhất tuy rằng đáng sợ nhưng loại độc thứ hai lại âm độc hơn nhiều, trong giang hồ kẻ sử dụng loại độc này chẳng có bao nhiêu người.
ánh mắt chàng vụt ngời lên bắn thẳng về phía Tâm Thụ:
– Môn hạ Thiếu Lâm sành việc dùng độc có đựoc mấy người?
Tâm Thụ cắn mạnh môi một lúc:
– à! à..
Lý Tầm Hoan dằn từng tiếng một:
– Thiếu Lâm Tự từ bao lâu nay được tiếng là chánh tông của võ lâm, lãnh tự giang hồ, đệ tử Thiếu Lâm cũng lấy đó là niềm vinh hạnh, tuyệt không khi nào đi học cái môn thủ đoạn hạ cấp này, phải không?
Tâm Thụ rắn rỏi đáp:
– Trong bảy mươi hai tuyệt nghệ của Thiếu Lâm tuyệt không hề có cái tiếng ” độc ” ấy.
Lý Tầm Hoan nói tiếp:
– Tâm Chúc đại sư và Tâm Đăng…
Tâm Thụ vụt ngắt lời:
– Tứ sư huynh lúc chín tuổi đã xuống tóc vào chùa, lục sư đệ đầu nhập phật môn khi còn mới chập chững, suốt cả đời hai người e rằng chưa nhìn thấy thuốc độc ra làm sao.
Lý Tầm Hoan cười lạnh:
– Vậy thì, kẻ hạ độc là ai nhỉ?
Tâm Thụ dừng mày:
– Thí chủ định nói là thất sư đệ Tâm Giám, phải không?
Lý Tầm Hoan không cần phải đáp.
Vì Tâm Giám là đệ tử nửa chừng xuất gia, học nghệ rồi mới đầu sư, lúc chưa vào Thiếu Lâm đã từng ngoại hiệu là ” Tháo Xáo Thư Sinh “, một nhân vật lừng danh dùng độc.
Tâm Thụ cau mày trầm ngâm một lúc và từ từ ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào Lý Tầm Hoan.
Lý Tầm Hoan cũng đang chăm chú nhìn ông không nháy.
ánh mắt đã thay họ nói lên một sự bắt tay chặt chẽ cho hành động sắp tới.