Hồi 24: Công Phu “Đạp Sa”
Hồi 24: Công Phu “Đạp Sa”
Từ Hà Nam tới Triết Giang, phải qua hai tỉnh An Huy và Giang Tô, phải đi một đoạn đường trên ngàn dặm. Châu Bá Thông từ lúc lên núi Tung Sơn đến nay là lần thứ nhất chàng rời xa sơn môn, được tự do ngắm nhìn phong cảnh lạ, trong lòng khoái trá lắm, từ hạ tuần tháng tư cho đến mồng một tháng năm mới tới phía Nam An Huy địa phận Sào Huyện.
Lúc ấy Châu Bá Thòng mới thấy sốt ruột vì chỉ còn có bốn hôm nữa là đến ngày ước hẹn rồi, mà hiện giờ chàng còn ở đất An Huy. Làm sao trong một thời gian ngắn như vậy đi đến địa phận Triết Giang cho kịp?
Hơn nữa Lục Hoành đảo ở giữa biển, tận miền đông tỉnh Triết, cách xa một đại hải rộng mênh mang, quyết không thể trong một ngày hay nửa ngày có thể tới được? Tuy dù có trễ đi một vài ngày cũng không sao, nhưng Châu Bá Thông ngại thất tín, vạn nhất đối phương nói mát vài câu có phải là nhục nhã hay không?
Châu Bá Thông vò đầu nghĩ ngợi mãi một lúc, chàng lại hỏi thăm người đi đường, cuối cùng người chỉ dẫn, nếu muốn trong vòng bốn ngày đến được địa phận Đông Hải, thì chỉ có cách thuê thuyền đi xuôi theo dòng Trường Giang về hướng Đông rồi từ Trùng Minh Đảo ở Giang Tô trực chỉ ra biển, như vậy mới mong kịp với hạn kỳ. Nhưng may rủi nhờ thế gió, nếu gió thổi về hướng Tây Nam thì có hy vọng tới được, trái lại nếu gió thổi trở qua đông, sóng to biển động đừng mong đến nơi cho kịp ngày hội ước được.
Vì An Huy ở về phía Tây của Trường Giang cần phải có gió tây nam mới thuận buồm. Châu Bá Thông muốn đến Lục Hoành Đào trước ngày đoan ngọ chàng vắt óc mới nghĩ được một mưu kế thú vị và rắn mắc vô cùng.
Chàng đi tới đầu địa phận Sào Huyện, đến một tiểu trấn gọi là Vô Tri Quân Trấn, nơi đây thuyền bè đậu dọc ngang không thiếu chi, Châu Bá Thông lựa được một chiếc vừa ý, trên thuyền không có phụ nữ mà chỉ có hai cha con người chủ thuyền, chàng liền hỏi thuê đến Lục Hiệp ở Giang Tô.
Người chủ thuyền đòi một quan tiền. Châu Bá Thông rộng rãi gật đầu không trả giá, lập tức móc tiền ra trao liền và bảo chủ thuyền khởi hành ngay lúc ấy.
Châu Bá Thông ngồi chồm hổm trên thuyền, chuyện trò thăm hỏi luôn miệng, nhờ vậy được biết lão chủ thuyền tên Khởi Lão Đại, người con trai tên Khởi Mao Nhi, bấy lâu nay chuyên nghề đưa người trên sông độ nhật, nhưng từ lúc Kim binh xâm phạm bờ cõi thì cuộc sống bị ảnh hưởng chiến tranh nên có phần vất vả hơn.
Châu Bá Thông nhăn nhăn lỗ mũi như khỉ đột và nói:
– Cha con ông muốn suốt đời sống với nghề hạ bạc này hay muốn phát tài trở thành đạt phú gia giàu sang bốn bể.
Khởi Lão Đại ngạc nhiên trừng mắt đáp:
– Tất nhiên là ai cũng muốn giàu sang rồi? Khách quan ông nói như thế có ý nghĩa gì?
Châu Bá Thông làm mặt trịnh trọng nói?
– Nếu hai cha con ông muốn giàu có cũng không khó khăn gì! Hiện nay có một chỗ để của cải cách đây cũng không xa mấy, nếu cha con ông có đủ gan dạ dám theo tôi, bảo đảm hai người nửa đời ngồi không tiêu pha cũng không hết.
Hai cha con họ Khởi ngạc nhiên đến cực độ, buông cả chèo hỏi dồn Châu Bá Thông cách thức làm giàu ra sao?
Châu Bá Thông mới tán hươu tán vượn, dựng đứng một câu chuyện làm cho cha con họ Khởi híp cả mắt. Chàng bảo là lúc Kim binh xâm lấn Trung Nguyên, phía Nam và Bắc của Trường Giang đều bị chiến họa lan tràn, những nhà giàu có liền đổ xô từ phía Bắc tản cư về miệt Giang Nam. Cách đây một tháng có hai ba đại phú gia thuê thuyền chở đầy vàng bạc gấm ngọc định theo trong hải đảo lén lút trốn đến Mân Quảng, nào ngờ chủ thuyền sanh lòng tham cấu kết với hải tặc, đột nhiên xuất hiện bắt tất cả gia tiểu của mấy phú ông ấy giết sạch không còn một mống.
Bọn cướp biển ấy rất hung tàn, ra tay giết cả chủ thuyền rồi lưu vàng bạc đem chôn giấu trên một hoang đảo giữa biển cả gần cửa sông Trường Giang. Bọn hải tặc này lòng tham vô đáy, nên chúng giấu luôn cả thủ lĩnh của chúng, định một thời gian sau mới đem ra chia đều cho nhau. Những tin tức bí mật ấy chàng vô tình nghe được trong lúc đi đường.
Châu Bá Thông vốn có tài miệng lưỡi, nên câu chuyện bán trời của chàng nghe ra rất có đầu có đuôi, cha con Khởi Lão Đại là người dốt nát quê mùa, trí óc đơn giản bị chàng tán tỉnh một hơi không còn nghi ngờ vào đâu được.
Nhưng Châu Bá Thông sau khi nói xong thở dài một cái như bò rống và nói:
– Rất tiếc là tôi nghe được tin ấy quá trễ nên bây giờ muốn được phát tài, sợ không còn kịp nữa.
Cha con Khởi Lão Đại nghe rất thích thú, lòng như bốc cháy trong cơ thể, vội hỏi dồn:
– Sao? Nơi chôn của cải bị người ta đào lấy mất rồi ư?
Châu Bá Thông trợn mắt đáp:
– Ai vào đó mà đào được? Sự thật là như thế này, tôi nghe bọn hải tặc bàn luận về số vàng kia đã chôn giấu hơn một tháng nay. Bọn chúng dự tính đến mùng sáu tháng năm này sẽ tới đó đào lên van phân chia luôn. Bây giờ chỉ còn cách có năm này nữa, chúng ta làm sao trong vòng năm ngày có thể ra khỏi cửa Trường Giang để tới trước bọn cướp một ngày mà giành lấy số tài sản kia?
Khởi Lão Đại vội đáp:
– Sao lại không được, từ đây tới cửa sông Trường Giang, nhiều lắm là ba ngày trời, ví dầu gió không được thuận buồm thì chúng tôi sẽ đem những vật dụng nặng nề bỏ bớt xuống biển, để cho thuyền nhẹ bớt, hai cha con tôi cố sức chèo chống ngày đêm thì cũng có thể trong vòng ba ngày tới Trùng Minh Đảo được.
Chừng ấy chúng tôi và khách quan đều được phát tài có phải sướng không?
Châu Bá Thông cười thầm trong bụng:
– Hay lắm! Cha con mi đã mắc kế ta rồi.
Nhưng Khởi Lão Đại nào ngờ được, cha con hai người hết sức tin lời láo khoét của Châu Bá Thông, tưởng đâu số vàng chôn trên hoang đảo ngoài cửa sông Trường Giang là có thật. Nên cha con gia sức chèo chống đêm ngày, trương buồm bẻ lái mong cho mau đến nơi. Trời cũng thương tình khiến gió tây thổi lại thuận buồm thuận nước trước sau không đầy bốn ngày thuyền nhỏ đã ra đến cửa biển Trường Giang.
Qua khỏi Trùng Minh Đảo thì trời biển một màu, mênh mông bát ngát, Khởi Lão Đại hỏi Châu Bá Thông nơi chôn giấu vàng bạc ở hoang đảo nào?
Châu Bá Thông cố ý đứng dậy ngó đông ngó tây rồi nói:
– Đúng rồi! Cứ việc đi về hướng đông sẽ thấy đảo hoang ấy ngay.
Khởi Lão Đại tập trung tất cả tinh thần điều khiển chiếc thuyền cho thuận theo sóng gió, thuyền chạy hơn nửa ngày chỉ thấy biển rộng mênh mông chân trời thẳng tắp, nào thấy bóng dáng hoang đảo ở đâu. Khởi Lão Đại đã bắt đầu hồ nghi liền hỏi:
– Khách quan, sao qua khỏi Trường Giang Khẩu đã quá xa mà chưa thấy hoang đảo ở đâu? Hiện giờ đã qua khỏi Sạ Bồ Giáp, nếu đi về hướng Nam thì sẽ tới hải phận của tỉnh Triết Giang.
Châu Bá Thông vờ mừng rỡ nói:
– Sắp đến rồi. Sắp đến rồi, cho thuyền trực chỉ về hướng Đông Nam đi.
Khởi Lão Đại đành phải nghe theo, thuyền chạy hơn nửa ngày thì trời đã tối hẳn.
Rạng ngày thứ hai, cha con Khởi Lão cho thuyền tiếp tục tiến về phía trước, quả nhiên trước mắt hiện ra mờ mờ một dãy núi cù lao lúp xúp. Khởi Lão Đại ngắm hình thể của hòn đảo một hồi, sắc mặt đột nhiên biến đổi, y giận dữ liền lớn tiếng mắng Châu Bá Thông:
– Tại sao ông lại gạt gẫm cha con tôi? Chỗ nào là hoang đảo của bọn cướp bể chôn giấu bạc vàng đâu mà ông nói láo như vậy? Trước mặt đây là Trầm Gia môn, một phần đảo của Thoán Sơn Quần Đảo, cách cửa bể Trường Giang trên hai trăm dặm, chớ phải loang đảo gì dâu?
Châu Bá Thông lạnh lùng đáp:
– Ồ, tới Thoán Sơn Quần Đảo rồi à? Tốt lắm rồi, cho thuyền chạy tới Lục Hoành đảo. Báu vật ở trên đấy!
Khởi Lão Đại nghe đến ba chữ Lục Hoành đảo, sắc mặt liền biến ngay chỉ tay vào mặt Bá Thông và mắng:
– Thật vô lý! Mi định gạt đưa cha con ta đến cái đảo quỷ ấy để cha con lão già nộp mạng cho quỷ phải không?
Nói xong liền nghỉ ngay tay chèo, định quay mũi thuyền chạy trở về. Châu Bá Thông ễnh lưng ngồi bẹp xuống ván thuyền đánh sầm một tiếng, toàn thân chiếc thuyền bị nhồi lên hụp xuống trên mặt nước lắc lư nghiêng ngả, nhiều lúc suýt lật nghiêng.
Khởi Lão Đại cả kinh kêu lên:
– Khách quan! Ông.. ông..
Châu Bá Thông trợn mắt sừng sộ:
– Ông… ông… thì sao? Nếu nhà ngươi không chịu đưa ta đến Lục Hoành đảo, ta sẽ nhận chìm thuyền ngay, để chúng ta đến Long Cung nhờ phân xử.
Lời nói vừa dứt, lại ễnh lưng, nện mạnh bàn tọa xuống ván thuyền “sầm!”, “sầm!” liên tiếp mấy cái, lần này chiếc thuyền bị sức đè ép quá mạnh càng lắc lư dữ dội hơn nữa.
Đó là Châu Bá Thông dùng công phu Thiên Cân Trụy khiến cho thân thuyền tựa như bị sóng lớn dồi dập, lảo đảo ngửa nghiêng. Khởi Lão cả sợ kêu lên:
– Tôi sợ ông rồi! Để tôi đưa ông đến Lục Hoành đảo ông ơi.
Con trai của Khởi Lão Đại là Khởi Mao Nhi tuổi trẻ khí hăng máu nóng thấy cha con mình bị Châu Bá Thông gạt gẫm, lòng rất căm thù, y vờ như đang chèo chống cho chiếc thuyền khỏi nghiêng, rồi rón rén đến gần bên Châu Bá Thông, bất thần vung ra một quyền thoi vào sóng lưng đối phương.
Châu Bá Thông quả nhiên không chút đề phòng, bị y thoi một quyền đích đáng. Nhưng lạ thay, Khởi Mao Nhi tuy đánh trúng đối phương mà y lại đau đớn không chịu được, y cảm thấy như đánh trúng vào tấm vách sắt, bàn tay nhức nhối như muốn gãy ra. Khởi Mao Nhi đau quá buột miệng kêu lên:
– Ôi cha! Chết tôi rồi.
Khởi Lão Đại quay lại nhìn thấy con trai mình đánh trúng đối phương một thoi rất mạnh. Nhưng lạ thay Châu Bá không vẫn bình yên như thường, mà trái lại bàn tay con trai mình sưng lên đỏ lòm.
Lão sợ hãi thất sắc, biết rõ Châu Bá Thông là một nhân vật có bản lãnh hơn người, vội quỳ xuống ván thuyền, khấu đầu vái lia:
– Trăm lạy lão đại gia, thằng chó con ấy ngu xuẩn vô tri, mạo phạm đến lão đại gia, ông, ông, ông tha tội cho nó.
Châu Bá Thông cười ngặt nghẽo và nói:
– Ta năm nay chưa đầy ba mươi tuổi, cái gì mà lão đại gia với không lão đại gia? Cục cưng của ông vô cớ ra tay đánh người, đừng lải nhải vô ích, ta phạt cho nó đau nhức nửa ngày!
Khởi Lão Đại càng lo sợ hơn nữa, sực nghĩ ra một chủ định liền nói:
– Lão đại gia, nếu ông không chữa cho nó hết, thì mất đi một tay chèo thì làm sao đưa ông sớm đến Lục Hoành đảo được?
Châu Bá Thòng “À!” lên một tiếng, nhảy dựng người lên và nói:
– Ừ nhỉ, ta quên khuấy mất? Được rồi tạm tha cho mi một lần.
Chàng liền cầm bàn tay sưng của Khởi Mao Nhi, xoa vài lần và vờ đọc thần chú lâm râm vài câu, rồi kêu lên:
– Rồi! Hết đau rồi!
Lạ lùng thật, Khởi Mao Nhị cảm thấy bớt sưng nhức ngay. Qua bài học ấy cha con Khởi Lão Đại không còn dám cưỡng lịnh của Châu Bá Thông mà ngoan ngoãn lái thuyền đưa chàng đến Lục Hoành đảo.
Thuyền chạy thêm một ngày đêm nữa thì đúng vào ngày tiết Đoan ngọ mùng năm tháng năm. Lúc Châu Bá Thông xuống thuyền, chàng đã tính sẵn ngày giờ trong bụng cứ chỉ qua thời gian một ngày là chàng lại dùng vật nhọn gạch trên be thuyền một gạch, để ghi nhớ ngày giờ.
Hôm nay chàng xem lại những dấu mình gạch trên thuyền vừa đúng vào ngày Đoan Ngọ. Chính là ngày mình hẹn với Đông Hải song quái, chàng liền giật giọng kêu cha con Khởi Lão Đại hỏi:
– Ủa! Tới Lục Hoành đảo chưa? Mau đưa ta lên đảo đi chứ!
Khởi Lão Đại lấy tay chỉ một vệt đen ở cuối chân trời và nói:
– Thưa lão đại gia, vật đen mù mù trơ trọi ở giữa biển kia chính là Lục Hoành đảo.
Nhiều người nói lại, gần Lục Hoành đảo trong vòng ba dặm, chỉ có chết chứ không còn sống.
Châu Bá Thông nhướng mắt nhìn kỹ thấy độ năm dặm ngoài quả nhiên có một hoang đảo nằm chơ vơ giữa biển khơi, đá dựng chập chồng, thật giống như một chữ “Lục” viết nằm ngang, bất giác cười lên một tiếng và nói:
– Người nào đi đến Lục Hoành đảo có chết mà không sống, lời nói ấy, ta không tin được.
Lời nói chưa dứt, mặt nước bên trái thuyền bỗng réo lên rào rào cuộn thành một xoáy nước kỳ lạ, tiếp theo đấy “Vèo…! Vèo…” rít lên hai tiếng lạnh lùng, từ trong chỗ hoa nước bắn lên tung tóe bay ra hai vật trắng sáng loáng, ghim trúng vào lái thuyền nghe “Phập!”. Cha con Khởi Lão Đại vừa nhìn thấy sợ đến sắc mặt tái trắng. Thì ra hai vật từ đáy nước bắn lên ghim vào lái thuyền là hai mũi lao Phi Ngư Thương hình dạng rất quái lạ, cán dao làm bằng cây Huỳnh Dương, mũi lao được bọc sắt nhọn tựa như hình miệng con cá.
Cha con Khởi Lão Đại thấy hình dáng hai cây Phi Ngư Thương ấy đột nhiên quỳ ngay xuống trước mặt Châu Bá Thông quỳ sụp lạy như tế sao và năn nỉ:
– Lão đại gia ông, ông, ông ông, mở lòng nhân đức, thuyền của chúng tôi nếu chạy thêm nửa dặm nữa, thì chết chẳng có chỗ chôn thây.
Châu Bá Thông không trả lời một tiếng, lẳng lặng tung mình ra sau lái thuyền, rút hai cây Phi Ngư Thương lên, nhìn thấy trên mặt biển hiện ra hai dợn nước chứng tỏ dưới lòng nước có người đang lặn lội. Châu Bá Thông quát lên một tiếng cực lớn, vung cánh tay một cái, hai mũi Phi Ngư Thương tựa như hai mũi tên bật khỏi dây cung, bay thẳng ra ngoài mười trượng “Soạt!” “Soạt!” cắm đầu trút xuống ngay hai dợn nước phía trước.
Nhưng tiếc vì bị sức nước cản lại, nên không thể đâm trúng được kẻ bí mật đang lặn sâu dưới đáy nước. Bỗng từ dưới đáy nước nổi nên hai vật xám đen hình tròn như trái cầu. Châu Bá Thông xem lại thì là hai đầu người có mang mặt nạ, chàng liền cất tiếng quát lớn:
– Bọn mi có phải là thủ hạ của Song quái họ Âm không? Mau lại trở về đảo, bảo với hai thằng giặc lùn họ Âm ấy rằng: Có sư đệ của Vương Trùng Dương là Châu Bá Thông tới tìm.
Hai vật hình tròn như hai trái banh ấy, nhào lộn trên mặt biển mấy vòng “ùm!” “ùm!” hai tiếng rồi lặn sâu dưới nước mất dạng. Trên mặt biển lại nổi lên hai dợn nước, trôi nhanh về phía Lục Hoành đảo.
Cha con Khởi Lão Đại lúc ấy mới hay biết Châu Bá Thông đặc biệt đến Lục Hoành đảo này để tìm Song quái gây sự. Mà y dám đến đây đơn thân độc mã thì chắc không phải là kẻ dở.
Cha con Khởi Lão Đại nghĩ như thế nên cảm thấy vững tâm phần nào mà không còn sợ sệt như lúc nãy nữa.
Hai người cứ thỉnh thoảng đưa mắt kinh ngạc lấm lét nhìn. Châu Bá Thông quay đầu lại thấy thế bèn cười lên ha hả, thân mật vỗ vào vai Khởi Lão Đại và nói:
– Nói thật cho cha con ông rõ. Năm ngoái tôi có hứa với Đông Hải song quái ra đây để đánh lộn, ông đừng lo gì hết cứ đưa tôi đến đảo, Song quái sẽ không hại ông đâu.
Cha con Khởi Lão Đại bất đắc dĩ phải trương buồm bẻ lái nương theo chiều sóng cho thuyền tiến vào bờ. Không đầy nửa giờ sau chiếc thuyền đã gần tới bờ biển Lục Hoành đảo.
Trên bãi biển màu cát trắng long lanh như tuyết nhưng khi thuyền cách xa bờ độ mười trượng, Châu Bá Thông và hai cha con Khởi Lão Đại nhìn thấy bốn vật xám đen hình tròn như quả cầu nằm tênh hênh trên bãi cát. Bốn vật lạ kỳ vừa thấy thuyền của Châu Bá Thông tiến gần liền nhúc nhích cử động. Thì ra, bốn quả cầu tròn màu xám đen ấy là bốn chiếc đầu người và thân thể họ được lấp mất dưới bãi cát, thấy người lạ đến đảo, mới vươn mình từ trong cát bò ra đứng lên.
Châu Bá Thông cảm thấy hết sức kỳ dị vì công phu chôn mình trong cát trắng rõ ràng là đang luyện một thứ võ công lợi hại.
Bọn người này đầu đội một loại mặt nạ đặc chế bằng da cá lại vùi mình trong cát đúng là hiện tượng đang lúc luyện công. Bọn họ thấy Châu Bá Thông đã tới, bốn người không hẹn đồng nhảy vọt ra bãi cát, Châu Bá Thông mới có cơ hội quan sát toàn thân thể của họ.
Bốn người này trừ chiếc mặt nạ da cá trên đầu ra, từ cần cổ đến hai chân được bao bọc trong một lớp quần áo kỳ lạ cũng bằng da cá.
Lớp quần áo da ấy láng cuộn như thoa dầu, từ trên xuống dưới liền lạc không tà, không định, cho đến nút áo và túi áo cũng không có, dường như một lớp da dính liền vào thân thể vậy, cũng không hiểu chúng làm sao mà mặc vào người được. Bọn chúng thấy Châu Bá Thông bèn khẽ cung người lại như vái chào, tên đứng đầu lên tiếng:
– Đảo chủ của chúng tôi kính đợi tôn giá quang lâm đã mấy ngày nay, Châu lão tiền bối trọng lời hứa không ngại vạn dặm đến đây thật là vạn hạnh cho tệ đảo lắm vậy.
Châu Bá Thông gật đầu đáp:
– Ừ! Xem hình dáng bọn ngươi, chắc là đồ đệ của Song quái họ Âm thì phải?
Thật là giống như loàn rùa một thứ, toàn thân bị bó chặt trong chiếc mu kịch cỡm nặng nề. Mà rùa còn thò đầu ló đuôi ra để kiếm ăn, còn bọn ngươi cho đến mắc tiểu cũng đi không được. Ối chà! Đáng thương! Đáng thương hại!
Cha con Khởi Lão Đại đứng trên thuyền nghe Châu Bá Thông nói thế, suýt bật cười thành tiếng. Nhưng hai cha con biết rằng những tên bộ hạ của Đông Hải song quái tên nào cũng hung ác dị thường, giết người trong nháy mắt, thành ra không dám cười ra miệng, mà chi bậm môi ngậm miệng cho khỏi bật ra thành tiếng.
Bốn tên mặc áo da cá ấy chính là đồ đệ của Đông Hải song quái, nghe những lời móc họng của Châu Bá Thông không chút giận dữ, tên đứng đầu cất tiếng âm trầm lạnh lẽo nói:
– Châu lão gia, cần gì nói những chuyện phiếm ấy. Chiếc thuyền đã đưa ông đến chỗ rồi chắc ông không cần đến nó nữa, và vị tất ông còn đáp thuyền ấy trở về, tốt hơn hết là cho họ khai thuyền về đi.
Lời nói ấy ẩn ý rất sâu bén, khác nào nói Châu Bá Thông hôm nay đến Lục Hoành đảo này, cũng như đã đến đây nạp mạng, đừng mong sống sót ra khỏi đảo, còn đâu mà đáp thuyền trở về đất liền.
Châu Bá Thông cố moi móc tìm lời cay độc để trả đũa bốn tên quái nhân, đột nhiên thân hình nhấp nhoáng một cái, thì đã có hai tên nhảy vọt đến đầu thuyền, túm lấy ngực cha con Khơi Lão Đại, nhanh như điện rút hai mũi dao găm ra, định ngoáy vào tim của hai cha con Khởi Lão Đại.
Chuyện xảy ra ngoài cả ý liệu, cha con Khởi Lão Đại sợ thất thanh kêu oái lên:
– Chết rồi!
– Ái cha!
Châu Bá Thông mắt nhanh tay lẹ, phi thân nhảy trở lên thuyền dùng cầm nã thủ pháp, ngầm vận thần công Cách Sơn Đả Ngưu nhắm ngay sóng lưng của hai gã quái nhân đẩy mạnh từ dưới lên. Đấy là chỗ khôn ngoan lanh ý của Châu Bá Thông, chàng biết bọn thủ hạ của Đông Hải song quái tên nào cũng mặc áo da cá, trơn lình như thoa mỡ, không có chỗ để tay, nếu dùng hai thức Trảo (chộp) và Quắc (ngoắc) trong Cầm Nã thủ pháp để đối phó chúng thì hoàn toàn vô dụng mà phép điểm huyệt cũng không thể đem ra ứng dụng với họ được, nên Châu Bá Thông đem tuyệt kỹ của Toàn Chân công phu sử dụng hai kình lực “Niên” và “Hấp”, một dắt một dẫn, khiến cho hai tên quái nhân bị tưng bổng lên cao, tiếp theo đấy Châu Bá Thông vung nhẹ hai cánh tay ra ngoài.
Hai tên áo da liền nhào ngược trên không một vòng, “bộp” “bộp” rớt lộn trở lại nằm chỏng gọng trên bãi cát trắng.
Châu Bá Thông biểu diễn xong võ công ấy thái độ rất tự đức, cười ngất nói:
– Chúng bây tưởng ta không còn tánh mạng để đáp thuyền này trở về phải chăng? Thật là chuyện buồn cười! Cấm chúng bây không được động đến sợi lông chân của hại cha con thuyền phu này, mau kêu hai anh em Âm Trường Giang, Âm Trường Hà ra đây với ta!
Hai tên đảo chúng bị Châu Bá Thông trừng trị cho một trận nên thân mắt hoa đầu ù, hết dám giở trò vô lễ lẳng lặng chỗi dậy cúi đầu đi thẳng một nước.
Châu Bá Thông móc ra một đĩnh bạc, thảy lên sàn thuyền, bảo cha con Khởi Lão Đại:
– Tiền thuê thuyền đây. Ông cất đi và khai thuyền trở về cho rồi!
Cha con Khởi Lão Đại lúc ấy sợ đến hồn phi phách tán, vội bẻ lái quay thuyền. Châu Bá Thông nhún chân nhảy nhẹ lên bờ, đưa mắt nhìn thuyền cha con họ Khởi khuất dần ngoài biển cả.
Lúc ấy trên bãi cát đã tụ tập một đoàn người đông đến bốn năm chục mạng, người nào người nấy cũng đều mang mặt nạ, mình mặc áo da cá, tuyền một sắc đen xám như nhau trông người chẳng ra người yêu quỷ cũng chẳng ra yêu quỷ.
Bọn chúng hầu hạ cung kính xung quanh hai người, khỏi nói cũng biết hai người ấy chính là Âm Trường Giang và Âm Trường Hà.
Hai anh em Song quái thấy Châu Bá Thông, trên chiếc mặt nạ liền khẽ nhúc nhích, dường như bên trong khuôn mặt đang lộ ra nụ cười lạnh lùng và trên cái mặt nạ đen thui ấy lại vang lên tiếng nói cũng rất lạnh lùng.
– Ồ! Thì ra Châu huynh đại giá quang lâm, Vương chân nhân, Chưởng môn của quý phái sao không thấy đến, chẳng lẽ khinh thị anh em chúng tôi quá ngu si không đáng để ngó tới hay sao?
Châu Bá Thông không những bản lĩnh cao cường mà mồm mép cũng lắm, chàng cười lớn lên và đáp:
– Đông Hải song quái, thật là kẻ khí lượng hẹp hòi, rất đúng với lời đồn vậy.
Âm Trường Giang cả giận quát lớn:
– Chúng ta khí lượng hẹp hòi chỗ nào, mi nói thử xem.
Châu Bá Thông liền đáp:
– Anh em bọn mi lần trước đến Tung Sơn để trộm cắp Cửu Âm chân kinh bị sư huynh ta trừng trị cho thất điên bát đảo thì bọn mi đâu phải là đối thủ của sư huynh ta, chỉ có ta chưa cùng bọn mi đấu sức qua lần nào! Khi ấy ta là người nhận lời hẹn ước của mi, tất nhiên một mình ta đến hội kiến với bọn mi là phải rồi! Tục ngữ có câu “Giết gà chẳng đụng dao mổ trâu” thì cần gì sư huynh ta nhọc lòng đến đây để đối phó với anh em bọn mi.
Đông Hải song quái nghe nói giận đến tức cả hơi thở, Âm Trường Hà nóng nảy không dằn được, gầm lên một tiếng giận dữ, định tung mình nhảy bổ tới. Âm Trường Giang tánh nết âm trầm hơn, vội kéo y lại và nói:
– Sư đệ khoan đã!
Đoạn quay đầu lại cười lạnh lùng bảo Châu Bá Thông:
– Tốt lắm, mi dám ngang nhiên khinh thị anh em ta, chúng ta không thèm giữ quy luật giang hồ với mi làm gì. Chúng ta sẽ tỉ thí nhau ngay trên bãi cát này, hai anh em chúng ta lấy hai đánh một, họ Châu kia, mi dám nhận lời hay không?
Châu Bá Thông ngang nhiên đáp:
– Sao lại không dám, một đánh với một không thấm tháp gì hết. Lấy một đánh hai mới là thú vị chứ. Lại đây! Luôn cả bọn đồ đệ đồ tôn của mi nhào vô một lượt cho rậm đám.
Âm Trường Giang “Hừ” một tiếng và nói:
– Châu Bá Thông, chôn cất mi chỉ hai anh em ta cũng đủ rồi, cần gì phải thêm người cho mất công?
Tiếng nói chưa dứt thân hình y đã rùn lại thành một cục tròn màu xám bay vút trong tiếng gió rít nhảy bổ đến tấn công Châu Bá Thông.
Châu Bá Thông không chút bối rối hạ thấp người xuống dùng thế “Thanh Long Xuất Huyệt” (rồng xanh ra hang) trong “Thái Ất quyền pháp” tay trái vung ra nhằm ngay mặt Âm Trường Giang đẩy ra. Ngọn chưởng phong rất mạnh thế ấy chàng đã sử dụng theo phương pháp Kim Cang Kình đối phó với lối đánh của Âm thị Song quái Chàng đã biết rõ võ công của Song quái trọng ở lối nhu đấu, đường lối võ thuật của chúng gồm trong bốn chữ “Áp” “Hấp” “Khiêu” “Thoán” (ép, hít, nhảy, trốn) phối hợp với bộ áo da cá trơn tuột như dầu trên người của chúng khiến cho tay người không thể bám vào đâu được, khó mà đánh chúng theo ý muốn của mình.
Cho nên Châu Bá Thông quyết ý dùng lối đánh Cang đà trị Nhu, sức mạnh của tả chưởng chàng vừa phất ra, nặng đến ba bốn trăm cân, kêu “bùng!” một tiếng thật lớn, thân hình của Âm Trường Giang đã bị văng bật ra xa bảy tám thước.
Âm Trường Hà tựa như một cơn gió lốc, tấn công vào bên phải của Châu Bá Thông tay trái giương ra một chiêu “Đường Lang Hiện Chảo” (ngựa trời xòe vuốt), ngoáy vào huyệt Thái Dương bên trái của đối phương. Thế ấy Âm Trường Hà đã sử dụng kình lực của Âm Trảo công, năm ngón tay xòe ra, kẹp theo năm luồng gió lạnh xâm nhập vào chân tóc của kẻ địch. Châu Bá Thông chân đạp theo quyết chữ Ất dùng thế “Đơn Phụng Triều Dương Thủ” (chim phụng chầu mặt trời) tả chưởng phát mạnh trở ra, quật tréo ngọn chưởng phong vào bụng đối phương.
Âm Trường Hà biết kình lực của cái quật ấy sức mạnh nặng đến ngàn cân, tuy có lớp áo da bảo vệ bên ngoài thân thể nhưng đụng với sức mạnh ấy thế nào trong người cũng bị trọng thương, nên lập tức xoạc chân nhảy tréo sang bên cạnh để tránh. Châu Bá Thông vừa thấy chưởng phong mình quật vào khoảng trống, liền thâu tay lại quất trở ra một chưởng nhanh như gió khiến Âm Trường Hà phải thối lui lia lịa ra sau trên năm sáu bước.
Qua hạt chiêu thế, Châu Bá Thông đã nhận thức được lối quyền của Đông Hải song quái toàn dùng kình lực âm nhu, không một chiêu nào trực công đối phương cả, nhưng mỗi khi xuất chiêu thế ra khỏi tay, đều bao hàm kình lực âm độc tập kích vào yếu huyệt của đối phương. Châu Bá Thông liền nín thở, biến ngay Thái Ất quyền thành Đóa Cang quyền.
Đóa Cang quyền là quyền pháp trấn sơn của phái Thiếu Lâm, tổng cộng hai mươi tám đường. Sư phụ của chàng Thanh Hư chân nhân lúc sanh tiền đã dạo chân khắp trong thiên hạ, nghiên cứu tinh tường quyền pháp của tất cả các môn phái võ lâm, chùa Thiếu Lâm rất gần với Tung Sơn, ông thỉnh thoảng thấy tăng sãi trong chùa luyện võ với nhau trên sơn dã, liền suy nghiệm và sáng tác ra pho Đóa Cang quyền.
Đặc điểm của pho quyền pháp này khí lực rất hùng hậu, mỗi chiêu mỗi thế quyền cước tấn thối gì cũng đều hàm xúc rất nhiều lực đạo. Châu Bá Thông vừa sử dụng quyền pháp ấy ra, Âm thị Song quái không còn dám đến gần nữa mà chỉ quay vòng vòng, khi tả khi hữu cứ xê dịch mãi theo lối du đấu để tấn công Châu Bá Thông.
Giữa bầu trời nắng chang chang, ba bốn người quây quần nhau lúc tấn lúc thối khi phân khi hợp. giao đấu nhau trên ba mươi hiệp. Châu Bá Thông một mặt tăng thêm chưởng lực vào Đóa Cang quyền, một mặt lưu ý nghiền ngẫm võ công của riêng Đông Hải song quái. Thấy quyền pháp của Song quái hợp nhau thành một khi tấn khi thối đều ăn khớp với nhau, mỗi quyền mỗi cước đánh ra tuy uyển chuyển không thấy sức mạnh nhưng quyền phong bao trùm khắp nơi, tựa như chất thủy ngân tràn trên mặt đất, không lỗ hang nào mà chẳng chảy vào. Châu Bá Thông mấy lần suýt bị trúng phải Âm trảo của địch thủ, sợ đến mồ hôi toát lạnh, nên vừa đấu vừa nghĩ thầm:
– Ta quá ham chơi, nếu chịu ngoan ngoãn theo cùng sư ca luyện kình lực Nhất Dương chỉ thì chỉ cần một ngón tay thôi, cũng đủ đưa hai con quái vật nữa người nửa ngợm này chầu Hà Bá Long Vương dưới đáy biển rồi.
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác