Chương 92: Bàn chuyện gái hiền, Xảo Thư mến người trinh thục
Xem hạt châu lớn, Giả Chính tính chuyện hợp tan
Bảo Ngọc ở quán Tiêu Tương đi ra, vội vàng hỏi Thu Văn:
– Ông lớn gọi tôi làm gì?
– Ông lớn có gọi gì đâu. Chị Tập Nhân bảo tôi mời cậu. Sợ cậu không chịu về, nên nói dối cậu đấy thôi.
Bảo Ngọc nghe nói mới yên lòng, liền nói:
– Các chị gọi tôi cũng được. Nhưng sao lại dọa tôi?
Đang chuyện trò thì đã về đến Viện Di Hồng. Tập Nhân hỏi:
– Từ nãy cậu đi đâu?
– Tôi ở bên cô Lâm. Nhân nói đến việc chị Bảo bên nhà anh Tiết nên ngồi lâu.
– Nói những việc gì nào?
Bảo Ngọc đem việc hai người nói chuyện theo kiểu sách Phật kể lại cho Tập Nhân nghe. Tập Nhân nói:
– Cậu thật chẳng ra sao cả. Đáng lẽ nói chuyện nhà, chuyện thơ văn có được không. Sao lại nói đến chuyện nhà Phật.
– Hai người có phải đi tu đâu?
– Chị không biết. Chúng tôi có chuyện riêng của chúng tôi người ngoài không thể nói xen vào được.
– Các người nói chuyện nhà Phật. Nói lung tung, rồi lại khiến chúng tôi không còn biết mối nào mà gỡ.
– Trước kia tôi còn ít tuổi. Cô Lâm cũng hãy trẻ con, có khi tôi không để ý, nói những câu không suy nghĩ: nên cô ta mới giận. Nay tôi ăn nói giữ gìn, cô ta cũng chẳng có gì mà giận nữa. Nhưng lâu nay cô ta ít qua đây. tôi lại bận học hành, tình cờ gặp nhau, có vẻ xa lạ thế nào ấy.
– Phải như thế mới được. Cả hai người đều đã lớn, cứ làm như trẻ con thì coi sao được.
Bảo Ngọc gật đầu nói:
– Tôi cũng biết thế. Thôi. Đừng nói việc ấy nữa. Tôi hỏi chị nhé. Bên cụ có sai người đến nói gì không?
– Không thấy nói gì.
– Chắc là cụ quên rồi đấy. Ngày mai có phải là mùng một tháng mười một không? Năm nào bên cụ cũng có sẵn tục lệ. cứ đến ngày đó là bày biện tiệc tiểu hàn. Bà con ngồi lại với nhau, uống rượu nói chuyện vui. Hôm nay tôi đã xin phép nhà trường rồi. Thế thì ngày mai có nên đi học hay không? Nếu đi thì chẳng hóa mình bịa ra mà xin phép, nếu không đi, ông nhà mà biết thì lại bảo là lười học.
– Cứ ý tôi cậu đi học là phải. Mới được mấy bữa. Chưa chi đã muốn nghỉ. Tôi khuyên cậu cũng nên chăm chỉ hơn nữa mới được. Hôm qua nghe bà Hai nói anh Lan học rất chăm, ở trường học về, dọc đường vẫn đọc sách làm văn. Đêm nào cũng đọc đến canh tư mới đi ngủ. Cậu lớn hơn anh ấy nhiều, lại là bậc chú. Nếu không theo kịp, thì sẽ làm cho cụ bà giận, chi bằng ngày mai cậu cứ đi học thôi.
Xạ Nguyệt nói:
– Trời rét như thế này, đã xin phép rồi lại đi học, thì ở trường người ta sẽ nói: “đã thế thì đừng xin phép. Rõ ràng là xin phép quấy để lần lựa trốn học.” Theo ý tôi. được nghỉ một ngày thì cứ nghỉ đã. Dù sao cụ có quên đi, ở đây chúng ta lại không sửa được hội Tiêu hàn hay sao? Chúng ta cũng cứ bày ra hội lại không hơn à?
Tập Nhân nói:
– Chị cứ làm đầu têu thế thì cậu Hai còn chịu đi gì nữa.
– Tôi thì vui được ngày nào hay ngày ấy, bằng đâu được chị. Cố giữ tiếng tốt để một tháng kiếm thêm hai lạng bạc.
Tập Nhân nhổ toẹt nói:
– Đồ ranh con! Người ta nói chuyện đứng đắn. Mày lại vơ quàng chuyện ở đâu vào!
– Tôi không vơ quàng đâu. Tôi nói đây là vì chị đấy.
– Vì tôi cái gì?
– Khi cậu Hai đi học thì chị cứ lẩm bẩm nhắc nhở luôn, chỉ trông mong sao cho cậu Hai về sơm sớm để mà cười mà nói. Bây giờ chị lại làm ra bộ mình trong sạch lắm. – – – Tội gì thế? Tôi biết thừa đi rồi!
Tập Nhân định mắng Xạ Nguyệt thì thấy Giả mẫu sai người đến nói:
– Cụ bảo ngày mai cậu Hai đừng đi học. Cụ sẽ mời dì Tiết sang để giải buồn. Có lẽ các cô đều về cả. Đã mời cô Sử, cô Hình, cô Lý rồi. Nghe nói là dự tiệc vui “Tiêu hàn” gì đấy.
Bảo Ngọc nghe chưa dứt lời, đã mừng rỡ bảo:
– Tôi đã nói mà! Bà tôi rất là cao hứng! Ngày mai không đi học, việc này rõ ràng lắm rồi.
Tập Nhân cũng không tiện nói gì nữa. Người a hoàn kia ra về.
Bảo Ngọc chăm học một ngày chỉ mong được nghỉ chơi một ngày, lại nghe nói Tiết phu nhân sang, nghĩ thế nào Bảo Thoa cũng đến, nên trong bụng vui mừng liền nói:
– Đi ngủ mau, mai còn dậy sớm.
Hôm sau Bảo Ngọc dậy sớm đi đến thăm Giả mẫu. Giả Chính và Vương phu nhân. Trước đó, Bảo Ngọc đến trình với Giả Chính về việc là bảo hôm nay nghĩ học. Giả Chính cũng không nói gì. Bảo Ngọc từ từ đi ra mấy bước liền chạy một mạch đến phòng Giả mẫu. Tới nơi Bảo Ngọc thấy chưa có ai đến, chỉ có vú nuôi và mấy a hoàn bên nhà Phượng Thư dắt Xảo Thư đến hỏi thăm sức khỏe Giả mẫu, và nói:
– Mẹ chắt bảo chắt đến hỏi thăm sức khỏe của cố. Nói chuyện với cố một lát rồi mẹ chắt sẽ đến.
Giả mẫu cười nói:
– Chắt ngoan lắm. Cố dậy đã sớm. Chờ mãi chả ai đến. Chỉ có chú Hai chắt đến thôi.
Vú nuôi nói với Xảo Thư:
– Em hỏi thăm sức khỏe chú đi.
Xảo Thư vâng lời. Bảo Ngọc cũng nói:
– Cháu cũng ngoan chứ?
– Hôm qua nghe mẹ cháu nói, muốn mời chú tới nói chuyện.
– Nói chuyện gì?
– Mẹ cháu nói. Cháu học mặt chữ với bà Lý mấy năm, không biết có nhớ chữ nào không. Cháu nói cháu nhớ cả, để cháu chỉ cho mẹ cháu xem. Mẹ cháu bảo cháu chỉ sai nên không tin, lại bảo cháu chơi cả ngày, làm gì mà nhớ được mặt chữ. Cháu
xem những chứ ấy cũng chẳng khó khăn gì. Ngay sách Nữ hiếu kinh cũng dễ đọc thôi. Mẹ cháu bảo cháu nói dối, định mời chú lúc nào rảnh, đến xem cháu học thế nào.
Giả mẫu nghe xong cười. nói:
– Chắt ạ, mẹ chắt không biết chữ, cho nên bảo chắt nói dối. Hôm sau nói với chú đến tra xem thì mẹ cháu sẽ phải tin thôi.
Bảo Ngọc hỏi:
– Cháu học được mấy chữ rồi?
– Cháu học được hơn ba ngàn chữ rồi. Đã đọc một quyển Nữ hiếu kinh. Trước đây nửa tháng. Cháu lại đọc Liệt nữ truyện.
– Cháu đọc có hiểu không? Nếu không hiểu thì để chú giảng cho mà nghe.
Giả mẫu nói:
– Làm chú cũng nên giảng cho cháu nó nghe.
Bảo Ngọc nói:
– Các bà hậu phi của vua Văn Vương chẳng cần phải kể làm gì. Bà Khương hậu 1 rút trâm chịu tội. Bà Vô Diệm 2 nước Tề, dù xấu xí, lại tài trị nước yên nhà. Đó là những người hiền tốt trong số các bà hậu phi đấy. Nếu nói đến tài thì phải kể đến Tào Đại Cô, Ban Tiệp Dư. Thái Vãn Cơ. Tạ Đạo Uẩn 3 Mạnh Quang quần vải thoa gai, vợ Bảo Tuyên 4 thang nồi gánh nước. Mẹ Đào Khản 5 cắt tóc bán lấy tiền thếch khách. Lại có những người lấy bút lau dạy con. 6 Những người ấy không chê nghèo đói đấy. Lại có những người chịu khổ như công chúa Nhạc Xương 7, gương vỡ lại lành ; Tô Huệ 8 thêu gấm thành thơ. Người có hiếu thì rất nhiều, như Mộc Lan 9 đi lính thay cha, Tào Nga 10 gieo mình xuống nước với thây cha, khó mà nói hết được. Lại như chuyện nước Ngụy nàng Tào Thị 11 cầm dao cắt mũi và còn nhiều người giữ trinh tiết nữa. Người đẹp thì Vương Tường, Tây Tử, Phàn Tố. Tiểu Man 12 Giáng Tiên. Hay ghen thì có người cạo trọc đầu nàng hầu 13 Hay là oán giận như Lạc Thẩn cũng không là ít. Còn như Văn Quân, Hồng Phật đều là những bậc hào kiệt trong đám con gái.
Giá mẫu nghe đến đây liền nói:
– Đủ rồi đấy, đừng nói nữa. Cháu nói nhiều quá, nó nhớ sao được!
Xảo Thư nói:
– Những điều chú Hai vừa nói, cũng có chuyện cháu đọc rồi, cũng có chuyện cháu chưa đọc. Chuyện nào cháu đọc rồi, chú Hai nói là cháu nhớ ngày.
Báo Ngọc nói:
– Còn mặt chữ thì nhắc là cháu nhớ rồi, không cần phải xem lại nữa. Ngày mai chú còn phải đi học.
Xảo Thư nói:
– Cháu còn nghe mẹ cháu nói. Chị Tiểu Hồng trước ở bên nhà chú được mẹ cháu gọi sang, vẫn chưa có người thế vào cho chú. Mẹ cháu nói định đưa chị Năm nhà bà Liễu nào đó đến, không biết chú có bằng lòng không?
Bảo Ngọc nghe nói càng vui mừng, cười nói:
– Cháu nghe mẹ cháu nói à? Muốn thế ai thì thế, cần gì hỏi. Cha có bằng lòng không.
Bảo Ngọc lại cười nói, với Giả mẫu:
– Cháu xem con bé này còn nhỏ mà đã thông minh như thế có lẽ sau này nó hơn cả chị Phượng nữa đấy; mà lại hơn ở chỗ biết chữ.
Giả mẫu nói:
– Con gái biết chữ cũng tốt, nhưng nữ công may vá là cần hơn nhất.
Xảo Thư nói:
– Cháu cũng học bà Lưu biết tết hoa này, thêu thùa này, tuy chưa khéo, nhưng đã làm được ít nhiều.
Giả mẫu nói:
– Trong gia đình ta, cố nhiên là không phải cái gì mình cũng làm lấy. Nhưng có biết thì sau mới khỏi bị người ta bắt nạt.
Xảo Thư vâng lời, còn muốn nhờ Bảo Ngọc giảng giải liệt nữ truyện. Nhưng thấy Bảo Ngọc ngồi ngẩn người nên không dám hỏi nữa.
Về phần Bảo Ngọc, nghe nói con Năm sắp vào Viện Di Hồng nên cứ ngồi nghĩ vơ nghĩ vẩn. Lần đầu tiên con Năm ốm không vào được, lần thứ hai, vì Vương phu nhân đuổi Tỉnh Văn nên ai là người có nhan sắc đều không dám chọn vào. Sau đó Bảo Ngọc đến nhà Ngô Quỳ thăm Tỉnh Văn gặp con Năm cũng theo mẹ đưa đồ vật cho Tình Văn. Thấy nó có vẻ thướt tha xinh đẹp, nay được Phượng Thư nhớ đến, định đem nó thế chân Tiểu Hồng, thật là điều mừng ngoài ý nghĩ của mình, nên Bảo Ngọc đâm ra ngớ ngẩn.
Giả mẫu đợi mãi không thấy ai đến, lại cho a hoàn đi mời. Ngay sau đó, chị em Lý Hoàn,Thám xuân,Tích Xuân, Tương Văn, Đại Ngọc đều đến. Mọi người hỏi thăm Giả mẫu và chào hỏi nhau. Chỉ có Tiết phu nhân chưa đến. Giả mẫu lại sai người đi mời lần nữa, rồi Tiết phu nhân và Bảo Cầm đến. Bảo Ngọc hỏi thăm sức khỏe Tiết phu nhân và chào hỏi Bảo Cầm, chỉ không thấy Bảo Thoa và Hình Tụ Yên. Đại Ngọc hỏi:
– Tại sao chị Bảo không đến?
Tiết phu nhàn nói dối Bảo Thoa trong người không được khỏe. Còn Hình Tụ Yên thì biết Tiết phu nhân ở đấy cho nên không đến.
Bảo Ngọc buồn bực vì Bảo Thoa không đến. Nhưng thấy Đại Ngọc ở đó, cũng tạm gác tấm lòng nhớ Bảo Thoa. Chẳng bao lâu Hình Phu Nhân và Vương phu nhân cũng đến. Phượng Thư thấy các bà đến rồi, mình đến sau sợ khó coi, đành phải sai Bình Nhi đến xin phép trước.
– Mợ cháu định đến thì trong người phát sốt. Một chốc nữa sẽ đến sau.
Giả mẫu nói
– Nếu người nó không khoẻ thì không đến cũng được. Bây giờ chúng ta nên ăn cơm đi.
Bọn a hoàn vần các chậu than ra phía sau, rồi đặt hai bàn ăn lên trước giường của Giả mẫu. Mọi người theo thứ tự ngồi xuống ăn. Cơm xong, họ lại vây quanh lò than ngồi nói chuyện suông.
Phượng Thư sở dĩ không đến, trước hết là nghĩ mình đến sau Hình phu nhân, và Vương phu nhân thì sợ khó coi, sau nữa là vị vợ Lai Vượng đến nói
– Bên nhà cô Nghênh Xuân sai người đến hỏi thăm mợ, lại nói là không đến bên nhà ông Cả, chỉ đến chỗ mợ thôi.
Phượng Thư nghe nói đâm bực mình, nghĩ không biết có việc gì đây, liền cho gọi ngừơi ấy vào hỏi
– Cô ở bên nhà có khoẻ không?
– Có việc gì đâu. Tôi không phải là người cô Nghênh Xuân sai đến, mà là mẹ Tư Kỳ nhờ đến xin với mợ một việc.
– Tư Kỳ từ hôm bị đuổi ra, cả ngày cứ khóc lóc. Bỗng một hôm người anh ngoại đến. Bà mẹ chị ta giận lắm, nói anh ấy làm hại Tư Kỳ, rồi nắm lại định đánh; anh ta không dám nói năng gì. Ai ngờ Tư Kỳ nghe thấy vội vàng chạy ra, chẳng quản gì xấu hổ, nói với mẹ
” Con vì anh ấy mà phải về đây. Con cũng giận anh ta tệ bạc. Nay anh ấy đã đến, mẹ hỏi xem thế nào. Nếu anh ấy không thay lòng đổi dạ, con xin chắp tay lạy mẹ. Mẹ cứ xem như con đã chết rồi. Anh ấy đi đâu, con theo đến đấy, dầu có ăn mày ăn xin con cũng cam lòng. Bà mẹ nghe nói giận quá, vừa khóc vừa mắng: “Mày là con gái tao. tao nhất định không gả cho nó. Mày dám làm gì? Không ngờ con Tư Kỳ lú lẫn ấy nghe nói thế, đâm đầu vào tường, vỡ óc, máu chảy chết tươi. Mẹ chị ta cứu không được khóc ầm lên, định bắt anh kia đền mạng. Anh kia cũng lạ, nói một cách điềm nhiên: “Bà đừng hoảng lên làm gì.Tôi ở ngoài làm ăn phát tài, vì nhớ chị ấy nên mới về đây. Lòng tôi thực thà như thế. Nếu bà không tin thì xem đây!” Nói xong, hấn lấy cái hộp trong bọc ra, toàn là đồ trang sức bông vàng và hạt châu. Bà mẹ Tư Kỳ mừng híp cả mắt nói: Mày đã có lòng. Sao không nói trước? Anh kia nói: “Con gái thường trăng hoa yếu đuối, thay đổi tính tình. Nếu tôi nói có tiền thì cô ta có thể vì ham tiền mà theo tôi. Nay cô ấy như thế thật là hiếm có. Tôi xin để đồ trang sức lại cho bà. Tôi đi mua quan tài về liệm cô ấy.” Bà mẹ Tư Kỳ nắm được mớ đồ trang sức, cũng chẳng nghĩ gì đến con gái nữa, cứ mặc cho anh kia đi. Không ngờ anh ta lại mua về những hai cỗ quan tài. Mẹ Tư Kỳ thấy thế, lấy làm lạ hỏi: “Tại sao anh lại phải mua hai cỗ quan tài?” Anh ta cười: “Một cỗ không đủ. Phải hai cỗ mới được. Mẹ Tư Kỳ thấy anh ta không khóc, cứ tưởng anh ta đau xót quá, đâm ra ngớ ngẩn. Không ngờ liệm Tư Kỳ xong. Anh ta chẳng khóc lóc gì cả, lừa lúc không có ai, liền cầm con dao nhỏ đâm ngay vào cổ họng chết tươi. Mẹ Tư Kỳ thấy vậy hối hận quá, khóc lóc không biết bao nhiêu mà kể. Bây giờ xóm giềng biết chuyện định báo quan. Bà ta hoảng sợ, nhờ tôi đến xin mợ nói giúp cho. Sau này bà ta xin lạy tạ.
Phượng Thư nghe nói lấy làm lạ, nói:
– Cái con ngốc lại khéo gặp thằng ngốc như thế, chả trách hôm lục soát các đồ tang vật. Nó vẫn bình tĩnh xem như chẳng có việc gì. Quả là một người tính tình cứng rắn! Kể ra thì tôi cũng chẳng công đâu mà dây vào những việc ấy. Có điều như chị vừa nói đó việc này cũng đáng thương. Thôi thì chị về nói với bà ấy để tôi bàn với cậu Hai sẽ sai anh Lai Vượng đến thu xếp cho xong.
Phượng Thư cho người ấy về rồi, mới sang nhà Giả mẫu.
Một hôm Giả Chính đang ngồi đánh cờ với Thiềm Quang, được thua không xê xích nhau mấy. Chỉ còn một góc chưa rõ ra sao, đang còn giằng co nhau. Bỗng thấy người hầu trai vào trình:
– Ở ngoài, cậu cả Phùng muốn vào gặp ông lớn.
– Mời vào đây.
Người hầu trai ra mời. Phùng Tử Anh đi vào. Giả Chính vội vàng ra đón, mời vào thư phòng ngồi. Tử Anh thấy ông ta đang đánh cờ, liền nói:
– Xin bác cứ việc đánh. Cháu cũng tới xem chơi.
Thiềm Quang nói:
– Cờ của tôi thì kém lắm, chẳng có gì đáng xem cả.
Tử Anh nói:
– Ông nói khiêm tốn! Xin cứ đánh thôi.
Giả Chính nói:
– Có việc gì cần không?
Tử Anh nói:
– Không có việc gì cần. Bác cứ đánh, cháu ngồi xem, học ít nước.
Giả Chính nói với Thiềm Quang:
– Cậu Cả đây là bạn thân của chúng tôi, nếu không có gì cần. Thì chúng ta đánh cho xong ván này rồi sẽ nói, bây giờ cậu Cả ngồi đây xem cho vui.
Tử Anh hỏi:
– Có đánh cuộc không?
Thiềm Quang nói:
– Có đấy.
Tử Anh nói:
– Nếu có đánh cuộc thì không nên nói nhiều.
Giả Chính nói:
– Nói nhiều cũng không can gì. Ông ta có thua mười lạng bạc đi nữa cũng chẳng chịu đưa ra đâu. Sau này chỉ có cách phạt ông ta phải sửa bữa chén thôi.
Thiềm quang cười nói:
– Cái ấy thì được lắm.
Tử Anh nói:
– Bác và ông Thiềm đánh ngang quân phải không?
Giả Chính nói:
– Trước kia đánh ngang quân, ông ta thua; giờ chấp cho hai quân, ông ta cũng thua, thường lại xin hoãn đôi nước, không cho hoãn thì ông ta cứ cuống lên.
Thiềm Quang cũng cười nói:
– Làm gì có thế.
Giả Chính nói:
– Anh cứ nhìn mà xem.
Vừa nói vừa đánh xong ván cờ. Tính ra thì Thiềm Quang thua mất bảy quân.
Phùng Tử Anh nói:
– Ván cờ này mà thua là vì bí nước. Cờ bác ít bí nước, cho nên chồng.
Giả Chính nói với Tứ Anh:
– Xin lỗi. Bây giờ chúng ta nói chuyện thôi.
Tử Anh nói:
– Cháu mấy hôm nay không gặp hai bác. Vậy một là đến thăm. Hai là có ông quan quen biết ở tỉnh Quảng Tây vừa đến kinh bệ kiến Hoàng thượng. Ông ta có đưa đến bốn thứ hàng nước ngoài, có thể làm vật tiến cống được. Một cái bình phong có hai mươi bốn bức, đều bằng gỗ đàn chạm, ở giữa tuy không phải ngọc, nhưng là thứ đá rất quý. Trên mặt đá chạm trổ sông núi, người, lâu đài, hoa cỏ, chim chóc. Một bức có năm sáu mươi hình người, đều là con gái, mặt đồ trong cung gọi là Sáng mùa xuân trong cung Hán. Những hình người ấy, mặt mày mũi miệng, taychân, nếp áo đều chạm rất kỹ càng tinh xảo. Cách bố trí và điểm xuyết đều rất khéo léo công phu. Cháu nghĩ ở trong vườn Đại Quan nhà bác đặt bức bình phong nầy là rất hợp. Lại có một cái đồng hồ cao chừng hơn ba thước, có một đứa trẻ con cầm cái thẻ giờ, đến giờ nào nó báo giờ ấy. Trong đồng hồ lại có người máy đánh bài nữa. Hai cái ấy nặng nề nên không đưa đến. Hiện cháu đem đến đây hai cái lại còn hay hơn.
Nói đoạn, hắn lấy bên mình ra một cái hộp gấm, ngoài bọc mây tầng lụa, mở ra thì thấy tầng thứ nhất là một cái hộp pha lê ở trong lót bằng lụa đỏ, trên đặt một hạt châu lớn, chói lói rực rỡ. Từ Anh nói:
– Theo ông ta nói thì cái này là hạt châu mẹ.
Nói đến đấy hắn bảo đưa lại đây cái khay. Thiềm Quang vội vàng cầm cái khay trà sơn đen.
– Cái này có được không?
Phùng Tử Anh nói:
– Được đấy.
Thế rồi hắn lại lấy trong bọc ra một cái gói bằng lụa trắng, đem những hạt châu nhỏ đựng trong gói đó tung ra giữa khay, đặt hạt châu mẹ vào giữa, rồi để khay lên trên bàn. Bỗng thấy những hạt châu nhỏ lăn lại bên hạt châu lớn, giơ cao hạt
châu lớn lên thì bao nhiêu hạt châu nhỏ đều gần liền với hạt châu lớn, chẳng sót một hạt nào.
Thiềm Quang nói:
– Lạ thật!
Giả Chính nói:
– Gọi là hạt châu mẹ cũng có lý. vì nó là mẹ của các hạt châu kia.
Phùng Tử Anh quay lại bảo đứa hầu trai đi theo:
– Cái tráp kia đâu rồi?
Người hầu vội vàng đưa lại một cái tráp bằng gỗ hoa. Mở ra xem thì thấy trong tráp lót gấm, trên gấm chồng một xếp lụa màu lam.Thiềm Quang nói:
– Cái này là cái gì?
Phùng Từ Anh nói:
– Cái này gọi là Trướng giao, ở trong tráp lấy ra thì xếp lại chiều dài không đầy năm tấc chiều dầy không đầy nửa tấc. Phùng Tử Anh đem giăng ra từng lớp, giăng đến lớp thứ mười thì trên bàn đã chật không có chỗ để trải ra nữa. Phùng Tử Anh nói:
– Các ngài xem đấy, trong này còn có hai xếp nữa, cần phải có một cái nhà thật cao mới giăng ra hết được. Trướng này dệt bầng thứ tơ giao. Khi trời nóng, treo ở trong nhà, không một con ruồi con muỗi nào vào được, vừa nhẹ lại vừa sáng.
Giả Chính nói:
– Đừng giăng ra làm gì. Sợ xếp lại tốn công.
Thiềm Quang và Phừng Tử Anh xếp lại cẩn thận và cất đi. Phùng Tử anh nói:
– Bốn vật này giá cũng không cao lắm, được hai vạn lạng bạc thì ông ta sẽ bán. Hạt châu mẹ giá một vạn lạng, trướng giao năm ngàn lạng, bức bình phong và cái đồng hồ giá năm ngàn lạng.
Giả Chính nói:
– Tiền đâu mà mua nổi!
– Nhà bác đây là chỗ quốc thích, không lẽ trong cung không dùng được à?
– Cố nhiên là dùng được. Nhưng làm gì có số tiền to như thế. Để tôi bảo đem vào nhà trong cho cụ tôi xem.
– Phải đấy.
Giả Chính liền gọi Giả Liễn đem hai vật báu ấy vào trong nhà. Giả mẫu mời bọn Hình phu nhân, Vương phu nhân, Phượng Thư đến và đem hai vật ấy cho họ xem.
Giả Liễn nói:
– Còn hai vật nữa, một cái bình phong và một cái đồng hồ. Tất cả giá bán là hai vạn lạng bạc.
Phượng Thư vội đỡ lời:
– Các vật ấy cố nhiên là tốt. Nhưng ta làm gì có thừa tiền ấy. Chúng ta lại không phải là quan tổng đốc, tuần phủ ở ngoài quan hải sẵn đưa vật tiến cống.. Lâu nay cháu đã nghĩ nhiều, như nhà mình đây. Cần có những thứ gì làm căn cơ lâu dài mới được: hoặc là ruộng tế tự, hoặc là trang trại giúp người nghèo trong họ, hoặc là dựng một ít nhà cửa ở nơi nghĩa địa. Sau này con cháu nhỡ có gặp việc không may, cũng còn có chút căn cơ, không đến nỗi ngặt; ý cháu như thế không biết ý bà và các ông các mẹ nghĩ như thế nào. Nếu chú ở ngoài muốn mua thì cứ mua. Giả mẫu cùng mọi người đều bảo.
– Nói thế cũng đúng đấy.
Giả Liễn nói:
– Trả lại cho họ thôi. Chú bảo đưa cho bà xem, vì có thể dâng vào cung, chứ ai nói mua để ở nhà. Bà còn chưa nói, mà mợ đã thốt ra một tràng khó chịu.
Nói đoạn, hắn liền đưa hai đồ vật ấy ra và nói với Giả Chính:
– Bà không mua.
Rồi hắn lại nói với Phùng Tử Anh:
– Hai vạt này tốt thì tốt thật, Nhưng ở nhà tôi không có tiền mua. Tôi xem có ai mua sẽ tin cậu biết.
Phùng Từ Anh đành phải cất đi rồi ngồi lại nói chuyện suông, cảm thấy không có hứng thú gì nên định ra về.
Giả Chính nói:.
– Cậu ở đây ăn cơm đã rồi hãy về.
– Thôi ạ, khi nào đến cũng làm phiền bác.
– Sao lại nói thế?
Đang nói thì có người vào thưa:
– Ông Cả đến.
Giả Xá vào đến nơi. Mọi người chào hỏi lẫn nhau. Một chốc bưng rượu lên, đồ nhắm bày ra la liệt. Mọi người cùng ngồi uống rượu. Sau bốn năm tuần rượu, lại nhắc đến chuyện món hàng nước ngoài. Phùng Tử Anh nói:
– Những đồ vật ấy vốn khó bán, trừ những nhà như nhà bác đây mới có thể mua được, ngoài ra thì cũng khó:
Giả Chính nói:
– Không nhất thiết như thế.
Giá Xá nói:
– Nhà chúng tôi đây không phải như trước nữa, chẳng qua chỉ có cái bộ mặt bề ngoài đó thôi.
Phùng Tử Anh lại hối:
– Ông Cả Trân ở phủ Đông có khỏe không? Trước đây tôi gặp ông ta, nhân tiện nói đến việc nhà. Nghe nói cô dâu mới sau nầy kém mợ Tần trước nhiều. Thế thì người mới cưới sau này con cái nhà ai? Tôi cũng quên không hỏi?
Giả Chính nói:
– Nhà cháu dâu chúng tôi đây cũng là một đại gia ở vùng này. Con gái ông Hồ, trước đã làm quan ở đạo Kinh Kỳ.
Phùng Tử Anh nói:
– Tôi có biết ông ta, xem chừng gia giáo của nhà ông ấy cũng chẳng ra sao..Nhưng mà thôi, cốt sao cô con khá là được.
Giả Liễn nồi:
– Nghe người ở nội các nói ông Giả Vũ Thôn lại sắp được thăng chức đấy.
Giả Chính nói:
– Thế cũng tốt, nhưng chưa biết có chắc hay không?
Giả Liễn nói:
– Có lẽ chắc đấy.
Phùng Tử Anh nói:
– Hôm nay tôi ở trong bộ lại cũng nghe nói như thế. Vậy là ông Vũ Thôn có phải là người họ bác không?
Giả Chính nói:
– Phải.
Phùng Tử Anh nói:
– Là bà con có để trở hay không?
Giả Chính nói:
– Chuyện này kể ra thì dài lắm. Ông ta vốn quê quán ở phủ Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Sau dời sang ngụ ở Tô Châu, ban đầu lận đận mãi. Ở đấy có ông Chân Sĩ ẩn thân, với ông ta hay giúp đỡ. Sau ông ta đỗ tiến sĩ, được bổ làm tri huyện, cưới người a hoàn họ Chân làm vợ. Bà Cả lúc này không phải là vợ chính. Không ngờ ông Chân Sĩ ẩn lại gặp tai nạn, gia đình tan tác, ông ấy cũng lưu lạc chẳng biết ở đâu. Sau khi ông Giả Vũ Thôn bị cách chức, còn chưa quen biết gì với nhà chúng tôi. Nhân lúc người em rễ tôi là Lâm Như Hải giữ chức diêm chính ở Dương Châu, có mời ông ta đến dạy cháu ngoại của chúng tôi. Khi ông ta nghe tin được phục chức, định lên kinh, thì vừa gặp lúc cháu ngoại chúng tôi cũng định về kinh thăm bà con. Ông Lâm liền nhờ ông ta trông nom hộ và viết một bức thư nhờ tôi giúp ông ta. Lúc đó, tôi thấy ông ta người cũng đứng đắn, cho nên hay đi lại. Không ngờ ông ta cũng có cái lạ là các vị thế trong họ chúng tôi, kể từ dòng chữ Đại trở xuống, từ nhân khẩu nhà cửa cho đến mọi việc ăn ở, điều gì ông ta cũng thông thuộc rõ ràng. Vì thế, chúng tôi càng cảm thấy thân mật.
Nói đến đấy Giả Chính lại cười:
– Mấy năm nay, kể ra ông ta cũng chịu khó luồn lọt đấy. Từ chức tri phủ thăng chức ngự sử, chẳng mấy chốc leo đến lại bộ thị lang, rồi binh bộ thượng thư. Vì can chút việc bị giáng ba cấp nay lại sắp thăng đấy.
Phùng Tử Anh nói:
– Đời người ta sướng khổ, công danh lên xuống, rốt cuộc cũng là việc khó định trước.
– Việc trong thiên hạ đều theo một nguyên lý như nhau cả. Ví như hạt chậu vừa rồi, hạt châu lớn cũng giống như con người có phúc, những hạt châu nhỏ đều nhờ khí thiêng của nó hộ vệ cho. Nếu hạt châu lớn mà không còn thì các hạt châu nhỏ kia cũng chẳng bíu vào đâu. Cũng giống như nhà người ta, khi người chủ nhà gặp việc không may thì cốt nhục cũng chia ly, bà con cũng rời rạc, cho đến bầu bạn tốt cũng đều tan tác, sướng khổ xoay vần trong nháy mắt, chúng khác gì như mây mùa xuân hay lá mùa thu! Các ông nghĩ xem, làm quan có gì là thú vị? Được như Vũ Thôn là khá lắm rồi. Như nhà họ Chân kia, ví với nhà chúng ta, không khác gì mấy. Trước đây cũng công lao, cũng thế tập cũng ăn ở như nhau. chúng tôi cũng thường thường qua lại. Mấy năm gần đây, gia đình họ tới kinh, còn sai người đến nhà chúng tôi hỏi thăm. rất là thân mật. Thế rồi chả bao lâu, gia tài ở nguyên quán bị tịch thu, đến nay tin tức vắng bặt. Không biết hiện nay tình cảnh ra sao bụng tôi thật là băn khoăn tưởng nhớ. Như vậy có đáng sợ không?
Giả Xá nói:
– Nhà chúng ta thì chừng như thế đâu.
Phùng Tử Anh nói:
– Thật thế. Quý phủ đây thì không sợ: thứ nhất là có quý phi ở trong cung ; thứ hai là bà con nhiều, bạn bè tốt ; thứ ba là ở trong phủ đây, từ cụ bà cho đến các cậu, không có người nào điêu ngoa khắc bạc.
Giả Chính nói:
– Dầu không có ai điêu ngoa khắc bạc đi nữa. Nhưng không có đức hạnh tài năng, cứ ngồi xuống mà sống bằng tô thuế, sao cho xứng đáng?
Giả Xá nói:
– Chúng ta không cần nói những việc ấy. Uống rượu thôi!
Mọi người lại uống mấy ly rượu nữa rồi dọn cơm ăn. Ăn uống xong, tên hầu nhỏ nhà họ Phùng chạy lại nói thầm bên tai Phùng Tử Anh. Phùng Tử anh liền muốn cáo từ.
Giả Xá hỏi người hầu nhỏ:
– Mày nói gì thế?..
Người hầu nhỏ thưa:
– Bên ngoài trời đã đổ tuyết. Mõ khắc canh đã bắt đầu rồi.
Giả Chính sai người ra xem. thì tuyết đã đổ xuống dầy hơn một tấc.
Giả Chính hỏi:
– Hai vật kia đã thu xếp tử tế chưa?
Phừng Tử Anh nói
– Thu xếp tử tế rồi. Nếu quý phủ dùng, thì giá cả cố nhiên là có thể bớt ít nhiều.
Giả Chính nói:
– Vâng, để tôi xem đã.
Phùng Tử Anh
– Tôi xin chờ tin. Trời rét lắm. tôi xin cáo, xin đừng đưa chân nữa.
Giả Xá và Giả Chính sai Giả Liễn tiễn chân Phùng Tử Anh ra về.
1 Khương Hậu là vợ vua Tuyên vương nhà Chu. Vua tuyên vương thường dậy muộn ra hầu chậm. Khương hậu cho là tội tự mình rút trâm, bỏ trang sức chịu tội.
2 Bà Chung Lý Xuẩn là vợ của vua Tuyên vương nước Tề, can ngăn vua Tề chăm nom công việc nước nhà. Bà được phong là Vô Diềm quân.
3 Tào Đại Cô tức Ban Chiêu, em Ban cố đời Hán, Ban Cố soạn bộ Hán thư chưa xong thì mất. Vua Hán cho Ban Chiêu làm tiếp. Ban Tiệp Dư là cung nữ đời Hán thánh đế giỏi về thi ca. Thái Văn Cơ tức là Thái Diễm đời Hán giỏi về âm nhạc. Tạ Đạo Ủân là con gái Tạ Dịch đời Tấn, có tài hùng biện.
4 Mạnh Quang người Đông hán, ba mươi tuổi mới lấy chồng. Nàng ăn mặc lộng lẫy. Chồng bảy ngày không nói chuyện với nàng. Sau hỏi ra ăn mặc đồ vải, hết sức kính trọng chồng.
5 Đời Hậu hán, Bảo tuyên lấy Hòang Thiếu Quân. Khi về nhà chồng, Thiếu Quân đưa về những quần áo đẹp, của rất nhiều. Bảo tuyên nói: “Nàng sống cảnh giàu sang đã quen. Nay ta nghèo hèn, không dám nhận những thứ ấy.” Thiếu Quân bèn thay quần áo vải, tự tay múc nước làm việc như mọi người.
6 Đời Tần, mẹ Đào Khăn thường mời những người có danh tiếng đến nhà đế con học tập và kết bạn. Một hôm Phạm Quỳ đến chơi, bà ta không có tiền, liền cắt tóc bán cho người hàng xóm đế lấy tiền làm cơm rượu tiếp khách.
7 Âu Dương Tu đời Tống, bố chết sớm, nhà nghèo, mẹ thường lấy vây lau vạch xuống đất thành chữ cho con học.
8 Nhạc Xương công chúa là con vua Trần. Nàng lấy Trần Đức Ngổn. biết nước Trần sắp mất. hai người không thể sống chung với nhau được. Liền bẻ mảnh gương làm đôi. Hẹn ngày nào đó sẽ gặp. Sau nàng bị Dương Tố bắt về làm nàng hầu, rất đỗi yêu mến. Đúng hẹn, Đức Ngổn đến kinh ; thấy người bán hai mảnh gương, đem kháp thấy đúng. Nhân đề thơ, công chúa đọc thơ xong, khóc lóc không ăn uống gì. Dựơng Tố biết chuyện ; liền gọi Đức ngôn vào cho hai vợ chồng lại đoàn viên như cũ.
9 Tô Huệ người đời Tấn, thương chổng đi xa, nàng dệt bức gấm thành thơ
gửi cho chồng.
10 Mộc lan không biết ở thời đại nào, thương cha già ; nàng ra lính thay cha, mười hai năm trời ở nơi biên giới.
11 Tào Nga, người Đông Hán. Cha Tào Nga chết đuối không tìm thấy xác. Nàng mới mười bốn tuổi, cứ theo bờ sông khóc. Sau nàng nhảy xuống sông chết. Ít ngày sau, người ta thấy xác Tào Na ôm xác cha nối trên mặt nước.
12 Tào Thị tên là Lệnh Nữ lấy em Tào Sáng. Chồng nàng chết sớm. Người chú định đem nàng về gả chồng. Nghe tin, nàng cắt hai tai. Sau Tào Sáng bị giết, người chú lại định gã chồng cho nàng. Nhân lúc không đề phòng, nàng vào nhà ngủ đắp chăn kín rồi cắt mất mũi.
13 Vương Tường tức Vương Chiêu Quân. Phàn Tố, Tiểu Man là gái hầu của Bạch Cư Dị.
14 Nhiệm Hoàn đời Đường ; được vua yêu và cho hai cung nữ. Vợ Nhiệm Hoàn là Liễu Thị có tính cả ghen. bắt cạo trọc đầu hai cung nữ. Vua Đường nghe thấy cho Liễu thị chai rượu và dặn: “Uống vào sẽ chết, nếu thôi ghen thì đừng uống.” Liễu thị lạy và nói: “Tôi cùng Nhiệm Hoàn trước đây đều sống cảnh nghèo hèn ; nay được vinh hiển, lại đâm có nhiều người yêu, chẳng thà chết đi cho xong”. Nàng uống hết chai rượu. Té ra không phải là thuốc độc.
_________________