Hồi 20 – Bắt Chương Bình, Hàn Tín Dấy Binh

Hồi 20 – Bắt Chương Bình, Hàn Tín Dấy Binh

 

 
Hồi 20 – Bắt Chương Bình, Hàn Tín Dấy Binh

ừ khi Chương Hàm được phong làm Ung vương, trấn Tam Tần, sai cháu là Chương Bình vào giữ ải Ðại Tản Quan để đề phòng quân Hán Trung.

Chương Hàm lại hạ chỉ truyền rằng: “Phải giữ vững cửa quan, hễ có tin tức gì không được án động, phải cấp báo với Tam Tần để liệu đường phòng bị.”
Nay, nhân nghe tin Hán vương dùng Hàn Tín làm Nguyên Soái ; lại nghe báo Phàn Khoái làm Tiên phong, tu bổ Sạn đạo, để hưng binh Ðông chinh, Chương Bình lập tức phi báo với Ung vương.
Chương Hàm nghe báo cười lớn, nói với kẻ tả hữu:
– Hàn Tín trước kia ở Sở là một tên vác giáo theo hầu, nay bỏ Sở về Hán, chẳng qua cũng chỉ để sai khiến mà thôi, không biết vì lẽ gì mà Hán vương lại phong làm Nguyên Soái? Vả Hàn Tín là kẻ đê tiện thuở hàn vi làm lắm chuyện hèn mạt, nhất đán được phong làm tướng thì ba quân còn ai phục, làm sao điều khiển nổi chư tướng?
Lại như Sạn đạo dài ba trăm dặm, đã bị đốt phá mà tu bổ lại thì biết bao giờ mới xong? Cách hành binh ấy chẳng qua là mưu trí của đứa tiểu nhân, làm trò cười cho thiên hạ.
Tả hữu nghe Chương Hàm nói, tỏ ý ean:
– Phạm quân sư đã từng căn dặn Ðại vương phải lưu tâm đề phòng quân Hán, nhất là từ khi Hán vương dùng Hàn Tín làm tướng. Nay quan trấn thủ đã cấp báo đó là chuyện chẳng lành, xin Ðại vương chớ khinh thường.
Chương Hàm nói:
– Sạn đáo là nơi hiểm trở, việc tu bổ không phải ngày tháng mà xong được. Nếu chưa sửa xong Sạn đạo dẫu quân Hán có cánh bay lên trời cũng không vượt được sang Ðông. Ngay bây giờ ta đề phòng là vô ích, chờ lúc chúng sửa gần xong Sạn đạo sẽ hay.
Chương Hàm vẫn điềm nhiên, không lo lắng gì cả.
Chương Bình thấy vậy cũng bỏ hếu, không tâu báo nữa, ngày đêm rượu chè be bét cùng với quân sĩ vui thú tiêu dao.
Rồi một hôm, bỗng có quân giữ cửa vào báo:
– Có một trăm dân phu tu bổ Sạn đạo, không chịu nổi sự khổ sở, trốn đến đây xin đầu hàng.
Chương Bình vỗ tay cười lớn, nói:
– Ta đang muốn biết nội tình của chúng. Thế là gặp dịp lắm? Hãy truyền cho chúng nó vào.
Quân sĩ vâng lệnh, ra dẫn bọn dân phu vào.
Chương Bình hỏi:
– Bọn ngươi ở xứ nào đến đây, có việc chi?
Dân phu phục xuống đất lạy dài, kêu khóc và nói:
– Chúng tôi là tráng đinh quận Phổ An, bị Hán vương bắt đi làm Sạn đạo, ngày đêm cực nhọc, đói rét, Phàn Khoái lại là người nóng nảy, đánh đập luôn tay. Vả chăng, Sạn đạo là con đường hiểm trở, mà bắt phải làm một tháng cho xong thì không thể nào làm nổi. Hán vương lại dùng Hàn Tín làm Nguyên Soái, ba quân không phục bỏ trốn rất nhiều. Chúng tôi chắc không sao thành sự được Vì vậy chúng tôi đến đây, nguyện núp bóng tướng quân, đem thân lập công. Trong đoàn chúng tôi có hai người Tổng giáp võ nghệ tinh tường, có thể giúp ích cho tướng quân sau này được. Xin tướng quân vui lòng thu nhận.
Chương Bình cho gọi hai người Tổng giáp đến hỏi:
– Hai ngươi tên gì?
Bẩm tướng quân, chúng tôi là phường săn ở quận Phổ An, một người tên Diêu Long, một người tên Ngân Vũ Vì Hán vương bắt phu tu bổ Sạn đạo, không có người trông coi, nên bản quan bắt hai tôi làm Tổng giáp. Không ngờ, lúc đưa phu đến nơi, thấy Sạn đạo gian nan, công việc trăm phần cực nhọc, đã không cơm ăn, lại bị đánh đập tàn nhẫn. Chúng tôi không dám trốn về bản quận nên phải đến đây tình nguyện theo tướng quân lập thân, chờ lúc thiên hạ thái bình sẽ trở về quê quán.
Chương Bình lại hỏi:
– Vì sao Hán vương lại dùng Hàn Tín làm Ðại tướng, các ngươi có biết chăng?
Bẩm tướng quân, Hàn tín có tánh khoe khoang được Tiêu Hà phục tài tiến cử, và Hán vương nghe theo lời Tiêu Hà trọng dụng. Thực ra, tướng sĩ không ai phục cả. Chính Phàn Khoái cũng đem lòng căm giận mà chẳng dám nói ra. Lúc này Hán vương cũng vì lẽ đó mà bối rối lắm.
Chương Bình nghe hai người nói đúng với lời đồn đãi nên tin lời thu dụng ngay.
Hai người từ khi đắc dụng, tỏ ra tận tụy hơn người.
Mọi việc được giao phó đều thi hành rất chu đáo. Bởi vậy, Chương Bình rất yêu dùng. Chỉ trong một tháng đã cho
hai người làm chức Ðại Kỳ Bài việc lớn nhỏ đều đem ra bàn luận.
Giữa lúc ấy Phạm Tăng đang ở Bành Thành, một hôm xem thiên văn thấy phương Tây Nam vượng khí ngất trời, các vì sao sáng đều chầu về phía ấy, biết là họ Lưu đang hưng ở Hán Trung. Lại nghe tin Hàn Tín bỏ Sở về Hán được trọng dụng, lòng rất lo lắng.
Kế có tin các nước chư hầu lăm le nổi dậy, nhất là nước Tề, binh thế mạnh lắm. Phạm Tăng liền vào triều, đem các việc lợi hại bày tỏ với Bá vương.
Bá.vương đòi Quí Lương và Quí Bằng đến bảo:
– Hai người hãy đem ba nghìn quân sĩ thẳng tới Phế Khâu, hội với Ung vương, phòng cửa Tản Quan, và tuần tiểu các nơi hiểm yếu đề phòng Hán chúa.
Hai tướng lảnh mệnh đến Phế Khâu vào yết kiến Chương Hàm, chuyển lại lời dặn của Bá vương.
Chương Hàm nói:
– Chúa thượng quá lo xa, Phạm quân sư có tánh sợ địch. Việc này đâu có gì quan trọng mà phải nhọc lòng như vậy?
Bèn thuật lại việc các dân phu nơi Sạn đạo đến đầu hàng cho Quý Lương và Quý Bằng nghe.
Hai tướng đồng nói:
– Cứ như việc này dẫu Hán vương có hưng binh cũng không làm gì nổi! Lâu nay Phạm quân sư nghe tin Hán vương trọng dụng Hàn Tín đem lòng lo sợ. Tuy nhiên, chúng tôi thiết tưởng Hàn Tín là kẻ đê tiện, không nuôi nổi thân mình, đi xin cơm ăn, chịu luồn trôn gã bán thịt, nay dẫu làm tướng cũng chẳng ai phục. Và Sạn đạo hiểm trở mười phần, dễ gì tu bổ cho xong.
Chương Hàm cười tít mắt, hối quân đặt tiệc thiết đãi Quý Lương và Quý Bằng.
Trong tiệc, Quý Lương nâng chén nói với Chương Hàm:
– Tuy chúng ta không cần lo lắng, song lệnh Bá vương đã truyền, chúng ta cũng nên điều bát nhân mã, lập thành đồn trại cho có hình thức để khỏi bị khiển trách.
Chương Hàm nghe theo, hến viết hịch truyền các quản hạt lưu tâm phòng giữ, và viết thư gởi dặn Chương Bình chớ nên trễ tràng.
Giữa lúc đó, nơi Hán Trung, Hàn Tín chuẩn bị quân mã đã xong, xin với Hán vương chọn ngày xuất quân.
Tướng sĩ hay tin đều ngơ ngác bảo nhau:
– Sạn đạo chưa tu bổ xong mà Nguyên soái chọn ngày khởi binh thì không biết phải đi lối nào?
Ai nấy đều hồ nghi, nhưng không dám hỏi.
Hán vương nghe Hàn Tín xin thỉnh giá xuất chinh, liền đòi Tiêu Hà vào hỏi:
– Phàn Khoái sửa sang Sạn đạo chưa xong, Hàn Nguyên soái lại xin xuất quân là ý làm sao?
Tiêu Hà cũng không biết được, xin phép sang dinh Hàn Tín để hỏi cho tường tận.
Tiêu Hà đến nơi, Hàn Tín vội vàng mũ so ra đón chào.
Tiêu Hà theo Hàn Tín vào thính đường, hỏi nhỏ:
– Nguyên soái vừa xin thỉnh giá xuất chinh, Chúa thượng rất nghi ngờ về việc Sạn đạo chưa làm xong, không biết quân sĩ phải đi lối nào, nên sai tôi đến hỏi Nguyên soái.
Hàn Tín mỉm cười nói:
– Thừa tướng khéo giả vờ hỏi tôi. Trước kia Tử Phòng đốt Sạn đạo tất đã tìm ra lối khác rồi. Việc ấy lẽ nào Thừa tướng không biết đến.
Tiêu Hà ngập ngừng nới:
– Tôi cũng biết, nhưng không rõ lắm. Và lại Chúa thượng thấy Nguyên soái sai Phàn Khoái đi sửa Sạn đạo, đem lòng nghi hoặc, xin Nguyên soái nói rõ phương lược để Chúa thượng an tâm.
Hàn Tín nhìn quanh, thấy không có ai, liền kế tai nói nhỏ với Tiêu Hà:
– Ðó là cái kế giả danh đi sửa Sạn đạo cho bọn Chương Hàm không phòng bị. Chúng ta lẻn đi lối Trần Xương, chỉ trong năm ngày có thể đến Tản Quan được. Chừng ấy Chương Bình dẫu có cánh cũng không thoát khỏi tay ta. Không cần mất một mũi tên cũng lấy được Tản Quan rồi. Ngu ý định thế, xin Thừa tướng về tâu lại với Chúa thượng.
Tiêu Hà mừng rỡ liền trở về tâu với Hán vương.
Hán vương nghe xong, lòng rất han hoan, cho là diệu kế ; liền truyền lệnh vặn vũ sắp sửa xa giá Ðông chinh.
Hôm sau, Hàn Tín đến giáo trường, kiểm điểm nhân mã, tất cả hơn bốn mươi lăm vạn, chia làm bốn đại đội.
Lại sai nha tướng Tôn Hưng đến thay cho Phàn Khoái đôn đốc việc sửa Sạn đạo, và chỉ để ở đấy ba nghìn dân phu mà thôi, còn bao nhiêu rút về điều dụng.
Trong bốn đạo quân, Phàn Khoái thống suất đội thứ nhất, đi tiên phong, đem theo tám viên bộ tướng, gặp núi mở đường, gặp suối bắc cầu, gặp khó khăn phải phi báo cho hậu quân biết.
Chu Anh thống suất đội quân thứ hai, đem theo mười viên kiện tướng, thấy đạo tiên phong thắng thế thì thúc quân, thấy thất bại thì tiếp ứng. Nếu gặp việc nguy cấp phải báo cho hậu quân biết.
Hàn Tín bản thân thống lanh đội quân thứ ba, đem theo bốn mươi viên kiện tướng. Trong đó lại chia ra làm bốn đội nhỏ, tiến thối theo hiệu lệnh đã định.
Sau cùng, là đội quân thứ tư do Hán vương cùng các quan văn vũ thống lĩnh. Hàn Tín lại sai Phó Khoan và Chu Xương giám phu để hộ giá.
Ðiều bát xong, Hàn Tín mời Hán vương ngự xa giá ra nơi đồi cao, để xem lễ xuất quân.
Hán vương thấy quân dàn theo chín cung, bốn tượng, tinh kỳ rực rỡ, hiệu lệnh nghiêm minh, tùy theo tài sức của mỗi người mà dùng, lòng rất cảm phục.
Hàn Tín bước đến trước xa giá tâu:
– Hạ thần xin đem quân đi trước hai ngày. Ðại vương sẽ ngự giá theo sau. Qua khỏi cửa quan hạ thần xin nghênh tiếp.
Hán vương nhậm lời, Hàn Tín ra lệnh ba quân lên đường tấn phát:
Hai hôm sau, Hán vương xa giá lên đường. Nhân dân già trẻ dắt nhau ra nơi vệ đường lạy mừng tâu:
– Chúng tôi sinh trưởng ở Bao Trung, chưa lúc nào được xem binh tướng hùng mạnh như vầy.
Hán vương hớn hở hỏi Tiêu Hà:
– Trước đây ta đã truyền cho Thừa tướng tập hợp các bô lão để hiểu dụ, chẳng hay Thừa tướng đã làm cái chuyện đó chưa?
Tiêu Hà tâu:
– Muôn tâu Ðại vương, mấy hôm nay bá tánh thấy Ðại vương sắp sửa Ðông chinh, đoán rằng Ðại vương thế nào cũng lấy Hàm Dương, đóng đô ở đó, nên đem lòng mến tiếc, cùng nhau rủ đến tỏ lòng ái mộ. Hiện nay đủ mặt cả ở trước đường.
Hán vương nói:
– Nếu vậy Thừa tướng truyền chỉ cho họ đến đây.
Tiêu Hà lãnh mệnh, bước ra truyền chỉ. Dân chúng ùa nhau kéo đến đứng vòng quanh xa giá chật mạch, một hàng dài ước độ vài dặm đường.
Hán vương bước xuống xe. Một bô lão thay mặt bước đến quỳ xuống đất tâu:
– Tâu Ðại vương, từ khi Ðại vương đến đất Bao Trung, mưa thuận gió hòa, muôn dân lạc nghiệp, ngoài đường không ai nhặt của rơi, trong nhà tối không cần đóng cửa. Thật là cảnh tượng đời Nghiêu, Thuận thuở xưa. Chúng tôi chưa có dịp đền đáp. Nay Ðại vương kéo quân chinh phạt phương Ðông chắc là nhất cử công thành biết thuở nào dân Bao Trung chúng tôi còn thấy mặt long nhan nữa.
Vị bô lão vừa dứt lời, dân chúng đều phục xuống đất khóc òa. Tiếng khóc vang ra xa hơn năm dặm.
Hán vương cũng động lòng rơi lệ, nói:
– Ta vì muốn cho thiên hạ thoát khỏi ách bạo tàn của Bá vương, nên phải xa dân chúng Bao Trung này. Lòng ta thực không nỡ. Nay ta để Thừa tướng Tiêu Hà ở lại đây bảo bọc, giữ việc trị an cho muôn dân.
Dân chúng đều giơ tay reo to:
– Nếu được Tiêu Thừa tướng ở lại đây, thật là hành phúc cho dân chúng tôi lắm.
Hán vương sai viên quan cận thần đọc lời hiển dụ.
Dụ rằng:
Xưa đấng minh vương trị dân cột lấy nhân nghĩa làm đầu, trước hết phải nặng về giáo hóa. Ta từ khi đến đất này, sớm tối chăm lọ trau dồi đạo đức cốt đem cái gương ấy cho trăm họ noi theo. Vậy nay hiểu dụ cho ai nấy biệt, trong đời sống không có gì quý hơn là đạo đức.
Ðạo đức giúp cho loài người tạo một đời sống tươi đẹp tuyệt vời. Một nhà có gia trưởng, một làng có hương trưởng.
Làm gia trưởng phải dạy bảo con em, tôn trọng nghĩa nhân, thấm nhuần đạo lý. Cha tỏ lòng nhân, con đội chữ hiếu, anh thuận, em kính, lấy lễ giáo làm phương châm, đó là hạnh phúc của gia đình. Làm hương trưởng phải biết thương dân, phải mưu cơm áo cho mọi người, khuyến khích nghề nghiệp, sĩ, nông, công, thương, đều là những nghề quí hóa! Sĩ thì tư minh nghĩa lý, chăm chỉ học hành, nông thì lo cày cấy cho thóc lúa dồi dào, công thì phải chuyên nghề nghiệp, tập luyện cho tinh, thương thì phải thật thà lấy chữ tín làm danh dự. Như thế, thôn xóm tất yên vui, ai ai mà không lạc nghiệp. Còn như muốn được an cư, mỗi người phải tự coi mình có trách nhiệm với lệ luật. Chớ cờ bạc, dâm đãng, chớ ganh tị kiện cáo nhau, chớ trộm cắp rượu chè. Mọi quyền lợi cá nhân đều đặt dưới tình thương nhân loại.
Như thế phong tức sẽ thuần mỹ, trăm họ thái bình, đó là hạnh phúc của làng.
Mấy lời truyền dụ, bá tánh phải ghi lòng. Nay dụ. “
Lúc đó là đầu tháng tám, năm ất vị, Ðại Hán nguyên niên.
Hán vương truyền dụ xong, nói với Tiêu Hà:
– Thừa tướng ở lại Bao Trung vỗ an trăm họ, giúp dân cày cấy làm ăn, lấy nhân đức thay cho hình phạt, gần người hiền, xa kẻ dữ, chứa sẵn lương thực để cấp cho quân lính. Ðó là trách nhiệm của Thừa tướng.
Tiêu Hà cúi lạy, lãnh vương mệnh.
Hán vương truyền lệnh ba quân lên đường, nhắm hướng Ðông tiến phát.
Nhắc lại Hàn Tín lãnh ba đội quân đi trước, ra khỏi bao Trung, không theo lối Sạn đạo, mà theo đường nhỏ đến Cô Vân, vòng theo chân núi Lưỡng Cước.
Tuy khúc đường hiểm hóc, song nhờ Phàn Khoái đi trước đốn cây xẻ đường, bắc cầu, chẳng bao lâu đã đến sông Hán Khê.
Nơi đây, đàng sá rộng rãi nhơn, Hàn Tín nói với chư tướng:
– Ngày trước tôi một người một ngựa, đang đêm trốn đến sông Hán Khê này, gặp khi nước đang dâng cao, không
sang sông được Tiêu Thừa tướng đuổi theo kịp, thỉnh tôi về, nếu không hôm nay tôi đã ở Hoài Âm rồi.
Chư tướng đều nói:
– Ðó thật là lòng trời muốn giữ Nguyên soái ở đây phò Hán diệt Sở đó. Vậy xin lưu lại nơi đây một vật kỷ niệm.
Hàn Tín liền sai dựng một tấm bia đá trên đỉnh núi, khắc tám chữ: ” Hán Thừa tướng thỉnh Hàn Tín chi lộ “.
Ðoạn truyền quân sĩ sang sông thẳng tiến.
Ðường tuy rộng, nhưng đá gập ghềnh, quanh co, tướng sĩ đều phải xuống ngựa đi bộ, lúc lội suối, lúc trèo đèo lúc leo ghềnh, khi xuống dốc, thật vất vả.
Mặc dầu khổ cực. song quân sĩ phần nhiều ở phương Ðông, nay được dịp hồi hương, lòng hân hoan ấy thắng mọi gian lao.
Ðoàn quân đang ồ ạt tiến bước, bỗng có quân tiền đội trở lại báo:
– Bẩm Nguyên soái, phía trước, nơi rừng rậm, có một con rắn độc dài hơn hai trượng, hai mắt long lanh, miệng há đỏ chót, trông rất ghê sợ, đang nằm giữa đường, xin Nguyên soái liệu định.
Hàn Tín nói:
– Rắn chặn ngang đường chỉ nên sai cung thủ dùng tên độc mã bắn, còn các pháo thủ phải chuẩn bị sẵn để phòng cứu nguy.
Chúng quân được lệnh, cung tên sẵn sàng, kéo nhau núp nơi khe núi để mưu hạ thủ rắn độc.
Giữa lúc đó, có một viên tướng từ trung quân bước ra, nói với Hàn Tín:
– Một con rắn chặn đường có gì mà Nguyên soái phải dùng nhiều người như thế! Cho đến con Giao Long dưới bể, một mình tôi cúng có thể giết được kia mà!
Ba quân nghe nói giật mình, tranh nhau đến xem kẻ nào đã táo bạo nói câu ấy.

Hán Sở Tranh Hùng